Đánh giá việc thực hiện quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Chiều ngày 29/7, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã nghe Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam báo cáo về việc hoàn thiện đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đề xuất nội dung cần sửa đổi bổ sung trong thời gian tới.

Theo báo cáo đánh giá của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP, từ năm 2014 đến 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã phê duyệt kế hoạch đấu giá với 582 khu vực khoáng sản, trong đó đã đấu giá thành công trên 304 mỏ khoáng sản (tổng giá trị ước đạt khoảng 858 tỷ đồng) ở cả Trung ương và địa phương, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tăng từ 10 – 135% so với giá khởi điểm góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động khoáng sản góp phần phát triển bền vững nền công nghiệp khai khoáng.

Ở Trung ương, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức thành công 04 cuộc đấu giá với 04/12 khu vực khoáng sản (đạt 33,3% so với kế hoạch phê duyệt) với tổng số tiền dự tính đạt được là 194,7 tỷ đồng. Ở địa phương, có 33/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch đấu giá với 570 khu vực, trong đó có 20/33 tỉnh, thành phố tổ chức đấu giá thành công 300 khu vực khoáng sản (đạt 66,22% so với kế hoạch phê duyệt).

Tuy nhiên, kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, số lượng khu vực khoáng sản đưa ra đấu giá chỉ đạt 52,23% kế hoạch phê duyệt. Nguyên nhân do chính sách về đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chính sách mới, lần đầu tiên triển khai thực hiện, quá trình triển khai đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập, trong đó quy định của pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản chưa gắn kết một cách đồng bộ, phù hợp với quy định về đất đai và quy định về đấu giá tài sản, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn.

Ở địa phương, chỉ có 20/63 tỉnh, thành phố (đạt 31,7%) tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thành công, trong đó một số địa phương mới dừng ở mức thí điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do các địa phương chưa chủ động trong triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản, các cấp lãnh đạo chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành các cơ quan chuyên môn trong triển khai công tác đấu giá.

Qua quá trình thực hiện đã xuất hiện những điểm bất cập trong các quy định của Nghị định 22/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn với các quy định pháp luật khác có liên quan như Luật đấu giá tài sản 2016, Luật Đất đai 2013, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản. Đồng thời, cũng có những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 22/2012/NĐ-CP như về hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá, về công khai danh sách tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá, chứng minh năng lực tài chính, về chi phí cho công tác xác định trữ lượng, tài nguyên trong diện tích khu vực đấu giá, về khoáng sản đi kèm, về hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản...

Qua đánh giá, Tổng cục đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản phù hợp với Luật đấu giá tài sản năm 2016; sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP; và một số giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
 

30 7 2019 1
Toàn cảnh buổi làm việc

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đánh giá cao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã tổng hợp đầy đủ thông tin, số liệu của Trung ương và địa phương để có những đánh giá về kết quả 5 năm thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Thứ trưởng cho rằng, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã đi vào cuộc sống. Việc cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Qua đó, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể thấy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản đạt được chưa đạt được như kỳ vọng do: chính sách đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chính sách mới; quá trình triển khai đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; các địa phương chưa chưa chủ động trong triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản;... “Vì vậy, kết quả đánh giá sẽ là căn cứ quan trọng đề xuất sửa đổi Nghị định 22/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan.” – Thứ trưởng Trần Quý Kiên nói.

Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Nghị định 22/2012/NĐ-CP để gửi xin ý kiến các Bộ ngành, địa phương trước khi hoàn thiện, trình Chính phủ.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay6,970
  • Tháng hiện tại185,830
  • Tổng lượt truy cập27,209,994
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây