Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”. Để thực hiện thành công nhiệm vụ trọng tâm này, đòi hỏi ngành Nội vụ, Bộ Nội vụ cần chủ động nghiên cứu, đánh giá những kết quả và hạn chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước thời gian qua; trên cơ sở đó tham mưu cho Đảng và Nhà nước những giải pháp tiếp tục xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.
1. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về cải cách tài chính công giai đoạn 2011 - 2020Trong thời gian qua, thể chế tài chính - Ngân sách nhà nước tiếp tục được hoàn thiện theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ có kết quả quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Quá trình cải cách thể chế trong lĩnh vực tài chính đã bảo đảm đồng bộ với cải cách thể chế trong các lĩnh vực có liên quan, góp phần thúc đẩy các yếu tố thị trường và các loại thị trường phát triển, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; động viên hợp lý, phân phối và sử dụng tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; tiếp cận thông lệ quốc tế… Từ năm 2010 đến nay, ngành Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 25 dự án luật; 14 Nghị quyết của Quốc hội; 10 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 250 nghị định, 170 quyết định và ban hành theo thẩm quyền gần 2.000 thông tư, thông tư liên tịch.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (Chương trình), Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ về chế độ báo cáo trong các cơ quan nhà nước, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ báo cáo về công tác xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, như sau:
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030.
(Quanlynhanuoc.vn) – Trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hệ thống thể chế hành chính nước ta có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với không ít những thách thức, khó khăn trong việc hoàn thiện. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng cải cách thể chế hành chính tại Việt Nam trong thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình cải cách này.