Việt Nam tham gia Hội nghị về Nghị định thư Montreal

Từ ngày 31/10 – 4/11, Hội nghị lần thứ 34 các bên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ở Montreal, Canada. Tham dự Hội nghị có hơn 500 đại biểu đến từ các quốc gia thành viên tham gia Nghị định thư, Ban Thư ký ô-dôn và các tổ chức quốc tế.
Trưởng đoàn đại diện của Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã có bài phát biểu về một số kết quả Việt Nam đạt được kể từ khi tham gia Nghị định thư Montreal.
Trong ba ngày từ 31/10 - 02/11, các bên thảo luận về một số nội dung được đưa ra tại Cuộc họp lần thứ 44 Nhóm công tác mở rộng của các bên tham gia Nghị định thư Montreal (OEWG44), được tổ chức hồi tháng 7/2022 tại Bangkok, Thái Lan.
16 11 2022 11
Khai mạc Hội nghị lần thứ 34 các Bên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
Các nội dung chính bao gồm: Báo cáo tài chính của Quỹ ủy thác thực hiện Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal,  ngân sách năm 2023 của Nghị định thư; Xây dựng điều khoản tham chiếu cho các nghiên cứu bổ sung trong giai đoạn 2024-2026 của Quỹ Đa phương thúc đẩy các giải pháp thay thế có khả năng làm nóng lên toàn cầu thấp, các công nghệ thay thế; Đề cử đại diện tham gia các vị trí: Ban chấp hành Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal, Ủy ban thi hành Nghị định thư xem xét các vấn đề về tuân thủ thi hành Nghị định thư, Chủ tịch cuộc họp mở rộng các bên tham gia Nghị định thư (OEWG) vào năm 2023; Xem xét các vấn đề kỹ thuật khác như giám sát khí quyển toàn cầu đối với các chất được kiểm soát; báo cáo về tình trạng phát thải Carbon Tetrachloride; các lựa chọn thay thế Halogen; báo cáo tình hình thực hiện Bản sửa đổi, bổ sung Kigali để loại trừ các chất HFC và các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng và có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp; đề cử miễn trừ sử dụng tới hạn đối với Methyl Bromide cho giai đoạn 2023-2024; các biện pháp thể chế, chính sách tăng cường việc triển khai và thực thi hiệu quả Nghị định thư Montreal.
Trong phiên Hội nghị cấp cao diễn ra trong hai ngày 3 - 4/11/2022, các bên đã thảo luận về nội dung dự thảo các quyết định cuộc họp về các vấn đề hành chính, tài chính cũng như nhiều nội dung kỹ thuật được trình bày trong các báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Công nghệ, Ủy ban khoa học và Đánh giá tác động môi trường nhằm giúp các bên đưa ra các quyết định về bảo vệ tầng ô-dôn. Bên cạnh đó, các quốc gia nghe phần trình bày của Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quỹ Đa phương, Ban Thư ký Quỹ Đa phương và các cơ quan thực hiện của Quỹ, xác định địa điểm và thời gian tổ chức MOP35, báo cáo của Chủ tịch Phiên chuẩn bị về các dự thảo quyết định trình MOP34 phê duyệt.
Tại phiên Hội nghị cấp cao, ông Nguyễn Tuấn Quang – Trưởng đoàn đại diện của Việt Nam có bài phát biểu về một số kết quả Việt Nam đạt được kể từ khi tham gia Nghị định thư Montreal từ năm 1994. Theo đó, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn các chất CFC, Halon và CTC từ năm 2010, giảm trừ lần lượt 10% và 35% so với đường tiêu thụ cơ sở của HCFC vào năm 2015 và 2020. Đặc biệt, trong năm 2020, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường trong đó nội dung về bảo vệ tầng ô-dôn được quy định tại Điều 43 và chi tiết tại Nghị định số 06/2022/NĐ- CP ngày 07/01/2022. Hiện nay, Việt Nam đang ở pha 2 của Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC và chuẩn bị cho nghĩa vụ cắt giảm lượng tiêu thụ HCFC tới 67% so với đường tiêu thụ cơ sở vào năm 2025 đồng thời thực hiện Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HFC pha 1 bắt đầu vào năm 2024.
Bên cạnh những kết quả về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát, Việt Nam cũng từng bước lồng ghép những tính toán về phát thải trực tiếp và gián tiếp của môi chất lạnh trong Đóng góp quốc gia tự quyết định.  Điều đó thể hiện sự ghi nhận của Chính phủ và các ngành, lĩnh vực về sự đóng góp của làm mát hiệu quả, bền vững đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, tạo nền tảng vững chắc cho các công việc và hoạt động sắp tới. Ông Quang khẳng định: "Việt Nam mong đợi sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả việc loại trừ hoàn toàn các chất HCFC và loại trừ dần các chất HFC theo lộ trình đã được đặt ra, nhằm bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu cũng như hướng tới đạt mục tiêu phát triển bền vững".
Kết thúc phiên họp, các bên đã phê duyệt thông qua 24 quyết định về các vấn đề liên quan đến việc thực thi Nghị định thư. Kỳ họp lần thứ 35 các bên tham gia Nghị định thư Montreal dự kiến diễn ra tại Bangkok vào tháng 10/2023.
16 11 2022 12
Ảnh chụp nhóm giữa các đại diện tham dự MOP34
 
Cách đây 30 năm, khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các hóa chất nhân tạo được sử dụng trong bình xịt và chất làm mát đang làm suy giảm tầng ô-dôn có khả năng khiến hàng triệu người bị nhiễm bức xạ tia cực tím nguy hiểm. Các chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các hành động ứng phó, trong đó, việc thông qua Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử về bảo vệ môi trường. Ngày 16/9/1987, các chính phủ đã thông qua Nghị định thư Montreal nhằm kiểm soát và giảm thiểu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chủ yếu là chlorofluorocarbons (CFC) và halogen. Nghị định thư có hiệu lực từ năm 1989 đến năm 2008, trở thành hiệp định môi trường đầu tiên và duy nhất của Liên hợp quốc được phê chuẩn toàn cầu. Trong những năm qua, nhiều chất làm suy giảm tầng ô-dôn đã dần bị loại bỏ và tầng ô-dôn đang dần được phục hồi. Tuy nhiên, nhiều công việc vẫn cần tiếp tục phải thực hiện trong tương lai.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay28,577
  • Tháng hiện tại136,247
  • Tổng lượt truy cập26,381,567
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây