Việt Nam – Hàn Quốc tích cực triển khai Bản ghi nhớ hợp tác về biến đổi khí hậu

Chiều 4/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã chủ trì Cuộc họp trực tuyến với bà Hyoeun Jenny Kim, Đại sứ Biến đổi khí hậu Hàn Quốc về việc triển khai Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về biến đổi khí hậu. Cùng dự có ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; đại diện Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương; đại diện các cơ quan liên quan của Hàn Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt Lãnh đạo Bộ TN&MT Việt Nam, Thứ trưởng Lê Công Thành cảm ơn bà Hyoeun Jenny Kim và các đồng nghiệp Hà Quốc đã tổ chức cuộc họp để trao đổi, thảo luận về cách thức hai bên thực hiện Thỏa thuận Khung hợp tác về biến đổi khí hậu giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Đồng thời, Thứ trưởng tin tưởng rằng, việc thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện các kết quả của COP26 của cả Việt Nam và Hàn Quốc và quan trọng hơn là thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.
10 3 2022 7
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành (thứ hai từ phải qua trái) phát biểu tại cuộc họp
Theo Thứ trưởng, ngay sau Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là đề xuất cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi và tận dụng các cơ hội huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng tái tạo.
Cùng với đó, Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan như điện lực, đất đai… để từng bước đồng bộ hành lang pháp lý cho ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng các-bon thấp và khả năng chống chịu với khí hậu; cập nhật Khoản đóng góp do Quốc gia xác định (NDC) phù hợp với mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050; thúc đẩy phát triển điện gió, điện mặt trời xa bờ và trên đất liền; loại bỏ dần điện than; điều chỉnh lại Chiến lược tăng trưởng xanh; phát triển thị trường các-bon trong nước, kết nối với thị trường khu vực và thế giới; xây dựng và thực hiện các cơ chế trao đổi và bù đắp tín chỉ các-bon và phát thải khí nhà kính.
Bà Hyoeun Jenny Kim, Đại sứ Biến đổi khí hậu của Hàn Quốc đánh giá cao Việt Nam đã tích cực tham gia vào các sáng kiến ​​toàn cầu tại COP26, nổi bật là các cam kết về giảm phát thải ròng vào năm 2050; giảm phát thải khí mêtan; than để chuyển đổi điện sạch và hành động thích ứng toàn cầu. Đồng thời, bà Hyoeun Jenny Kim tin tưởng rằng, với chính sách phát triển mới của Chính phủ Việt Nam cũng như sự quyết tâm của Bộ TN&MT Việt Nam, trong tương lai Việt Nam sẽ phát triển và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Bà Đại sứ cũng mong muốn Việt Nam và Hàn Quốc thắt chặt hợp tác để có những ứng phó phù hợp, tiếp tục phát triển bền vững, đồng thời, nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan của hai bên đã thảo luận về những nội dung quan trọng triển khai Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về biến đổi khí hậu; đồng thời, đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể để phù hợp với kế hoạch triển khai chung cho năm 2022 và những năm tới, để cuộc họp tiếp theo có thể đánh giá kết quả hợp tác của hai bên.

Việt Khang
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập27,027,102
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây