Thúc đẩy hợp tác với CHLB Đức trong quản lý tài nguyên nước

Chiều ngày 21/8, Thứ trưởng Lê Công Thành có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ quán CHLB Đức và Viện Khoa học địa chất và Tài nguyên liên bang, CHLB Đức (BGR) để trao đổi về kết quả của Dự án Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam và một số hoạt động hợp tác khác trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, ông Joerg Rueger - Bí thư thứ nhất phụ trách về Môi trường và Bảo tồn Thiên nhiên, Đại sứ quán CHLB Đức cho biết, Viện BGR là viện nghiên cứu hàng đầu về các vấn đề điều tra địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước của CHLB Đức. Từ năm 2009 đến nay, Viện và các đơn vị trực thuộc Bộ đã phối hợp triển khai dự án “Tăng cường năng lực quy hoạch và điều tra nước ngầm tại các khu đô thị” do Chính phủ CHLB Đức tài trợ.

Trên cơ sở các kết quả hợp tác sẵn có với sự hỗ trợ hiệu quả của Viện BGR, Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược bảo vệ nước ngầm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến năm 2020. Hiện nay, pha 2 dự án “Tăng cường bảo vệ nước ngầm tại Việt Nam, giai đoạn 2018-2020” đang được thực hiện tại tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng sẽ kết thúc vào năm 2020.

Ông Joerg Rueger mong muốn hai bên trao đổi các kết quả đã đạt được của Dự án cho đến nay và đề xuất các hoạt động sắp tới cũng như nắm bắt các ưu tiên của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý tài nguyên nước dưới đất tại Đồng bằng sông Cửu Long để phía Chính phủ Đức có thể hỗ trợ.

Trình bày tóm tắt các kết quả đã đạt được của Dự án, ông Andreas Renck, Cố vấn trưởng dự án cho biết, Dự án nhằm mục tiêu bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất hiệu quả và bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, phòng tránh suy giảm mực nước, xâm nhập mặn và sụt lún đất do khai thác nước dưới đất tại các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả chủ yếu của Dự án là tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở địa phương; cập nhật, bổ sung thông tin dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về nước dưới đất trong vùng dự án; sử dụng cơ sở thông tin dữ liệu vào quản lý và hoạch định chính sách về tài nguyên nước; nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, quản lý và đối tượng sử dụng nước về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; tăng cường năng lực điều tra, đánh giá, bảo vệ về quản lý tài nguyên nước dưới đất cho các cơ quan tham gia dự án.

Cùng với đó, các chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những trao đổi về những kết quả hữu ích của dự án và đề xuất hợp tác trong những vấn đề quan trọng như tăng cường quản lý tài nguyên nước, nghiên cứu vấn đề sụt lún, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long,...

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá cao kết quả đạt được của Dự án. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan sử dụng các kết quả của dự án thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong quản lý tài nguyên nước như nghiên cứu, khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất để mở rộng và áp dụng vào các nghiên cứu về tài nguyên nước dưới đất trên toàn quốc; phối hợp để sử dụng công nghệ phần mềm điều tra, khảo sát tài nguyên nước dưới đất; học tập các phương pháp nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong điều tra nước dưới đất...

Về định hướng lâu dài, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Chính phủ Việt Nam vừa tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP cho thấy mối quan tâm rất lớn đối với sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết 120/NQ-CP. “Một trong những định hướng quan trọng mà Bộ đang theo đuổi đó là thu thập những số liệu chính xác hơn về việc sử dụng nước ngầm từ đó đánh giá tác động của chính sách quản lý tài nguyên nước.” – Thứ trưởng nói.
 

22 8 2019 1
Toàn cảnh buổi làm việc

“Một báo cáo khoa học đủ độ tin cậy mối liên hệ giữa khai thác nước ngầm và sụt lún có ý nghĩa hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khi dự án kết thúc, việc tổ chức một hội nghị khoa học quốc tế về vấn đề ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ý nghĩa rất lớn với các nhà quản lý.” – Thứ trưởng Lê Công Thành gợi ý.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng quy hoạch tài nguyên nước cho toàn quốc nói chung và cho Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng; trong đó, nước dưới đất là một thành tố hết sức quan trọng của tài nguyên nước khu vực này. “Quy hoạch tài nguyên nước sẽ là căn cứ quan trọng cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong 5 – 10 năm tới.” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành trân trọng cám ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán CHLB Đức trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung; đồng thời, mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng bền chặt, đạt được những bước phát triển mới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay33,317
  • Tháng hiện tại316,371
  • Tổng lượt truy cập27,340,535
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây