Thủ tướng nêu quan điểm "8G" để phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH

Chúng ta đưa ra Nghị quyết 120 với tinh thần là thuận thiên, là thích ứng nhưng “không phải chúng ta giao cho trời đất, tác động thế nào cũng được mà cái chính là những công trình giao thông, thủy lợi cần phải được quan tâm, những nơi sạt lở, gây mất mát cho đồng bào chúng ta thì cần phải được quan tâm”. Thủ tướng nói về chữ G đầu tiên…
Tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)vào hôm nay, 13/3, tại Cần Thơ, thủ phủ của vùng đất “chín rồng”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ quan điểm chiến lược tiếp cận mới đối với ĐBSCL qua 8 chữ “8G” để dễ vận dụng trong thực tiễn.
Đây là lần thứ 3 trong nhiệm kỳ, Thủ tướng chủ trì hội nghị quy mô lớn về một ĐBSCL thịnh vượng và phát triển bền vững, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với sự phát triển của vùng đồng bằng chiếm 20% dân số cả nước, đóng góp 18% cho GDP quốc gia nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH.
Tại Hội nghị kéo dài gần 5 giờ đồng hồ, các báo cáo từ các bộ, ngành đã được trình bày cùng các tham luận và nhiều ý kiến phát biểu trách nhiệm, tâm huyết, sâu sắc, khoa học và thực tiễn, nhất là lãnh đạo các địa phương, chuyên gia, nhà khoa học.
Theo các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị, kinh tế toàn vùng liên tục đạt mức tăng trưởng cao (năm 2018 đạt 7,8%, năm 2019 đạt 7,22%). Năm 2020 trong bối cảnh xảy ra đại dịch COVID-19, các địa phương vùng ĐBSCL đã nỗ lực (GRDP đạt 2,38%) góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng GDP dương trong năm 2020.
Để có kết quả này, trong giai đoạn 2016-2020, tổng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước dành gần 200 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 9 tỷ USD) chiếm khoảng 16% tổng đầu tư toàn quốc từ NSNN, cao hơn nhiều so với mức 12% của giai đoạn 2011-2015. Nguồn ODA là 22 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ USD).
Kết luận tại Hội nghị, nói về các kết quả trong đầu tư phát triển ĐBSCL thời gian gần đây, Thủ tướng lưu ý, “không được kể công mà kết quả này hay là nhiệm vụ tới là trách nhiệm của Chính phủ, của cán bộ, công chức, của Thành ủy, của Tỉnh ủy, của UBND các tỉnh, thành phố”. Những kết quả đã đạt được là đáng mừng nhưng đó chỉ là bước đầu quan trọng, còn nhiều việc phải làm.
“8G” để phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH
17 3 2021 6
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Kết luận tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu
Thủ tướng chỉ rõ quan điểm chiến lược tiếp cận mới đối với ĐBSCL qua 8 chữ “8G” để dễ vận dụng trong thực tiễn.
Chữ “G” đầu tiên là “Giao”. Đó là phải dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thủy lợi và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc, tạo sự kết nối thuận tiện, chi phí thấp, thúc đẩy giao thương, mở mang kinh tế cho người dân, làm cơ sở ứng phó hiệu quả với thách thức của BĐKH.
Chúng ta đưa ra Nghị quyết 120 với tinh thần là “thuận thiên”, là thích ứng nhưng “không phải chúng ta phụ thuộc trời đất, tác động thế nào cũng được mà cái chính là những công trình giao thông, thủy lợi cần phải được quan tâm, những nơi sạt lở, gây mất mát cho đồng bào chúng ta thì cần phải được quan tâm”.
Chữ G thứ hai là "Giáo". Đó là giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói giáo dục là chìa khóa vàng của phát triển bền vững. Đối với ĐBSCL, giáo dục vừa là đáp án cho bài toán phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn. Hệ thống giáo dục của ĐBSCL cần chú trọng nội hàm của mô thức “giáo dục, giáo dục và giáo dục”.
Cụ thể là giáo dục cơ bản, đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, cần phải được học hết bậc phổ thông, không được phép để trẻ em nào không được đến trường vì không có điều kiện tài chính. Giáo dục thứ hai là giáo dục nghề, đảm bảo cho người dân có cơ hội tiếp cận việc làm cơ bản. Thứ ba là giáo dục trình độ cao, là cơ sở để chuyển đổi lên bậc nấc cao hơn về năng suất và thu nhập. Thủ tướng cho rằng, vấn đề giáo dục đào tạo chưa được nổi bật và sắc nét trong Nghị quyết 120, đề nghị bổ sung một số nội dung trọng tâm về vấn đề này vào Nghị quyết.
Chữ G thứ 3 là “Giang” (sông). Theo Thủ tướng, kinh tế và sinh kế của người dân nơi đây gắn liền với các con sông như Tiền Giang, Hậu Giang và nhiều con sông khác. Chiến lược phát triển cần tận dụng được lợi thế, phát huy vai trò của các con sông để phát triển kinh tế nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản, giao thông và đặc biệt là hệ thống logistic đường sông thì mới thành công. Không có dòng sông, con rạch không phải là văn hóa của miền Tây. “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, vai trò của các con sông là yếu tố không thể không nói tới khi nhắc về ĐBSCL. Vấn đề này vẫn còn mờ nhạt trong Nghị quyết 120, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu khái niệm “kinh tế sông”.
Chữ G thứ tư là “Gắn”. Đó là gắn kết giữa Trung ương với địa phương, nhà nước với thị trường, người dân và doanh nghiệp, giữa trong nước và tổ chức, nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là gắng liên kết vùng ĐBSCL để cùng phát triển bền vững.
Chữ G thứ 5 là “Giàu”. Đó là tích cực thu hút được những người giàu, người khá giả, doanh nghiệp có tiềm lực đến đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Để có nguồn lực phát triển cần phải xây tổ đón ‘đại bàng”. Muốn vậy cần phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và mỗi địa phương.
Chữ G thứ 6 là “Giỏi”, là tích cực thu hút những tài năng đóng góp chất xám, trí tuệ cho sự phát triển ĐBSCL. Do đó, cần có chính sách chung thu hút giới tài năng trở về hoặc đến đóng góp vì sự phát triển của vùng đất Chín Rồng này. Vấn đề này vẫn chưa được đề cập trong Nghị quyết 120, đây là một thiếu sót, Thủ tướng đề nghị phải phát huy vai trò, thu hút tốt hơn nữa những tài năng đến với ĐBSCL.
Chữ G thứ 7 là “Già”. ĐBSCL có mức độ dân số già hóa cao hơn bình quân cả nước. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về mặt kinh tế xã hội lẫn môi trường. Do đó, ĐBSCL cần có chính sách chủ động cho vấn đề dân số già hóa và hình thành mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn để nâng đỡ phúc lợi cho người già và những người yếu thế. Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 120 chúng ta thấy vấn đề già hóa dân số đang nổi lên nhưng nội hàm này vẫn còn thiếu trong Nghị quyết, cần được bổ sung, hoàn thiện.
Chữ G thứ 8 là “Giới”, tức là thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận cơ hội việc làm và phát huy vai trò, vị trí của người phụ nữ. Thủ tướng đề nghị đưa vấn đề này vào Nghị quyết 120.
Ưu tiên các nguồn lực phát triển ĐBSCL
17 3 2021 7
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Kết luận tại Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu
Giao nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành, Thủ tướng nêu rõ, đối với thị trường lao động, các địa phương cần chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đón đầu xu hướng dịch chuyển sản xuất để chuẩn bị sớm các kỹ năng cần thiết cho người lao động, thích ứng với nhu cầu thị trường. Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng và triển khai Đề án này.
Đối với thị trường đất đai, cần thúc đẩy chuyển đổi đất đai để thích nghi với nhu cầu và mục đích sử dụng đất trước sự biến đổi nhanh chóng và khó lường của thiên nhiên. Nghiên cứu để có cơ sở linh hoạt trong quy hoạch diện tích đất trồng lúa, chuyển đổi diện tích sang các cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn và có khả năng thích ứng với diễn biến của BĐKH, đảm bảo thu thập và sinh kế bền vững của người dân. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, để chuẩn bị thay thế quy hoạch sử dụng đất các tỉnh ĐBSCL đến năm 2020 đã hết thời hạn. Thủ tướng cũng cho biết Luật Đất đai sẽ được lấy ý kiến sửa đổi vào cuối năm nay.
Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên nguồn lực của Nhà nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn nữa cho vùng ĐBSCL; đẩy nhanh việc triển khai và thực hiện các dự án đã được quy hoạch. Nhấn mạnh, “lộ thông thì tài thông” (tài là tài lực), Thủ tướng đề nghị phát triển cả hàng không, đường bộ, đường thủy và đường sắt tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế vùng đất Chín Rồng.
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu cơ chế đánh thuế phát thải để khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời qua đó chia sẻ trở lại nguồn thu để hỗ trợ các địa phương bị tác động nặng bởi BĐKH.
“BĐKH suy cho cùng cũng chỉ là những biến đổi mang tính ngoại sinh, một khi chúng ta vẫn giữ được cội nguồn văn hóa và tinh thần dân tộc, những yếu tố mang sức mạnh nội sinh, chúng ta sẽ phát triển giàu mạnh trên mảnh đất thiêng liêng kế thừa từ cha ông”- Thủ tướng nêu rõ.
Nhấn mạnh triết lý phát triển “thuận thiên”, nhưng Thủ tướng cho rằng, nội hàm của nó không phải là cam chịu, chấp nhận số phận hay sự sắp đặt của tạo hóa. BĐKH không phải là do tự nhiên tạo ra mà chủ yếu là hệ quả của các hoạt động của con người. Do đó, chúng ta phải nhận thức đúng để có các giải pháp và hành động phù hợp.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay10,040
  • Tháng hiện tại174,358
  • Tổng lượt truy cập26,419,678
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây