Dự Hội nghị trên còn có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các Bộ ngành, các cơ quan Báo chí, các tổ chức quốc tế, Chủ tịch UBND các tỉnh Thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư tỉnh ủy các tỉnh miền núi phía Bắc, giám đốc sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn và chánh văn phòng thường trực BCH PCTT và TKCN các tỉnh.
Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình thiên tai; thực trạng về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả; những vấn đề tồn tại và bất cập cũng như đề ra các giải pháp toàn diện để giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Thảo luận cũng nhằm thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức chức bộ máy, lực lượng, cơ chế điều phối hiệu quả của Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy các bộ, ngành, địa phương đối với công tác phòng, chống thiên tai; Xác định nhu cầu nguồn lực để ưu tiên đầu tư, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tốt hơn; Các giải pháp huy động từ các nguồn vốn khác nhau bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ quốc tế và sự tham gia của khối tư nhân.
Những năm gần đây, thiên tai gia tăng cả về số lượng và sự khốc liệt trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP và ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thiệt hại trên biển đã giảm, tuy nhiên thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi hiện có xu hướng gia tăng.
Công tác PCTT của Việt Nam đã có những bước đổi mới trong chỉ đạo điều hành, dự báo cảnh báo. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu giảm thiểu tối đã thiệt hại về người và của, các cấp ngành cần chủ động, linh hoạt cũng như đưa ra các quyết sách căn cơ đồng thời người dân cần nâng cao ý thức hơn nữa.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn