Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc với Bộ TN&MT về an ninh nguồn nước

Chiều 26/2 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với Đoàn Giám sát của Quốc hội về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại cuộc họp
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại cuộc họp

Tham dự cuộc họp, về phía Đoàn Giám sát của Quốc hội có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cùng đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Ủy ban Kinh tế…

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Thứ trưởng Lê Công Thành; đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam…

Đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Tài nguyên nước của Việt Nam phân bố rất không đều cả về không gian và thời gian. Tổng lượng dòng chảy năm tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chỉ kéo dài khoảng từ 3 đến 5 tháng, các tháng mùa khô còn lại lượng nước chỉ chiếm từ 20 đến khoảng 30%.

Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ rõ các thách thức đối với an ninh nguồn nước, gồm: Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên nước; biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến tài nguyên nước của Việt Nam...

Trước những thách thức trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước; các quy chuẩn, tiêu chuẩn; nâng cao chất lượng nước sạch cấp cho mục đích sinh hoạt. Trong thời gian tới, tiến hành rà soát, sửa đổi Luật tài nguyên nước, trong đó cần có các quy định khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước theo phương thức xã hội hóa; quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sở hữu công trình tài nguyên nước hoặc thực hiện các dịch vụ về nước. Mặt khác, cũng cần tập trung xây dựng và phê duyệt các Quy hoạch tài nguyên nước; tổng kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin tài nguyên nước; xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt; đẩy mạnh hợp tác quốc tế…

 

Tại cuộc họp, đa số các thành viên Đoàn giám sát đều đánh giá cao nội dung của báo cáo. Ngoài ra, các thành viên đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ hơn các thách thức về an ninh nguồn nước, trong đó có an ninh nước ngầm; đánh giá tác động của an ninh nguồn nước đến hoạt động kinh tế - xã hội; chiến lược và mục tiêu cụ thể cho những giải pháp đối với các thách thức lớn.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước

 

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn công tác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết an ninh tài nguyên nước đang là một trong những thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình phát triển. Vấn đề an ninh nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt trong đời sống xã hội hiện nay.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ rõ những thách thức đối với an ninh nguồn nước từ những nguyên nhân do con người tạo ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thách thức từ biến đổi khí hậu. Từ đó, đưa ra những dẫn chứng, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để xây dựng những chiến lược, quy hoạch toàn diện cho vấn đề nguồn nước tại Việt Nam; bảo vệ tài nguyên nước thông qua triển khai điều tra đánh giá trữ lượng và lập Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước, để trên cơ sở đó tính toán cân bằng tài nguyên nước cho các nhu cầu cần thiết. Bên cạnh đó, chủ động đưa ra các giải pháp, đối sách trong hợp tác khai thác, sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới trong khuôn khổ hợp tác đa phương và song phương.

Bộ trưởng cũng chỉ ra trong công tác quản lý tài nguyên nước cũng có những vấn đề tồn tại, hạn chế, trong đó có các nguyên nhân chủ quan từ chính sách pháp luật. Do đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn thông qua cuộc giám sát này sẽ báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề về an ninh nguồn nước với các giải pháp đồng bộ từ chính sách, đến thực hiện, trong đó yêu cầu rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nguồn nước, sử dụng nước và nhất là cấp nước sinh hoạt. Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước của các Bộ có quản lý ngành sử dụng tài nguyên nước và chính quyền địa phương các cấp; giữa quản lý nguồn nước và quản lý hoạt động khai thác, sử dụng trong các lưu vực sông.

Tổng hợp và thống nhất các ý kiến của các thành viên trong cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng phải thay đổi tư duy về an ninh nguồn nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trách nhiệm trước mái nhà chung của thế giới đang giữ xu thế chủ đạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ ra rằng, hiện nay và trong tương lai gần, Việt Nam bị ảnh hưởng rất nặng bởi BĐKH, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Hơn nữa, sự phát triển rất nhanh của đất nước luôn tỷ lệ thuận với cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

"Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, thời đại kỷ nguyên số, chúng ta phải chiến thắng chính chúng ta với tinh thần tư duy độc lập, tự chủ. Trong đó, cần xác định một mục tiêu, một chiến lược, một quy hoạch bài bản mang tính hệ thống đảm bảo an ninh nguồn nước vừa có tầm nhìn dài hạn, ít nhất đến 2045 và có tầm nhìn phân khúc từng giai đoạn. Trước mắt và lâu dài phải tạo được nguồn nước tự sinh, giảm nguồn nước phụ thuộc, đặt ra kịch bản thống nhất để có giải pháp về xây dựng hệ thống trữ nước, chính sách trồng rừng sinh thủy; quản lý nguồn nước ngầm.

Bên cạnh đó, cần có chính sách đầu tư với các nguồn lực mang tính chất sức mạnh chung chứ không chỉ dựa vào ngân sách. Phải tiết kiệm nước chứ không sử dụng vô tội vạ, phải có cơ chế thị trường. Đồng thời, phải cương quyết chống ô nhiễm nguồn nước, trong đó làm sạch nguồn nước đang ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước trước ô nhiễm; đảm bảo thống nhất và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tránh sự chồng chéo, không hợp lý" - Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ngoài ra, các vấn đề về tập trung phát triển nguồn lực cũng như tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước của Việt Nam cũng được Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý và chỉ ra những phương hướng cụ thể để giải quyết bài toán an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống trong thời gian tới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay9,599
  • Tháng hiện tại213,839
  • Tổng lượt truy cập27,238,003
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây