Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng trong xử lý môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, nhiều địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực cũng như tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn.
Cùng với bảo vệ môi trường, đối với công tác quản lý đất đai, thông qua phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, trên cả nước phát triển mạnh mẽ phong trào hiến đất để xây dựng mới trường học, trạm xá, nhà văn hóa; mở rộng và làm thẳng đường làng ngõ xóm; mở rộng đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa kênh thủy lợi nội đồng...
Về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, tiếp tục hoàn thiện thể chế, triển khai thực hiện các giải pháp hiện đại hóa hệ thống đài khí tượng thủy văn; tăng cường công tác đào tạo; hợp tác quốc tế để nâng cao kết quả dự báo, cảnh báo thiên tai. Chất lượng dự báo, cảnh báo đã được nâng cao, chính xác, kịp thời hơn để các cấp ngành và nhân dân khu vực nông thôn, miền núi chủ động các phương án sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền các thông tin khí tượng thủy văn đến phổ biến với cộng đồng khu vực nông thôn, miền núi; tham mưu kịp thời cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng, chống, đặc biệt là các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có diễn biến bất thường, ảnh hưởng trên diện rộng, mức độ ảnh hưởng đến người dân.
Xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu nhằm đánh giá các tác động trước mắt và lâu dài của biến đổi khí hậu được chủ động ứng phó và thích nghi hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; định hướng kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh được xác lập và triển khai theo lộ trình phù hợp; ý nghĩa sống còn của biến đổi khí hậu về biến đổi khí hậu với Việt Nam trở thành nhận thức và hành động của toàn xã hội, góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện Nghị Quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/207 về Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. 6 4. Lĩnh vực tài nguyên nước: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò khai thác tài nguyên nước nhằm đánh giá số lượng, chất lượng nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh hiện nay, trong đó tập trung tại khu vực nông thôn, miền núi. Đẩy mạnh công tác xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hoạt động phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng, thực hiện kế hoạch và tiến hành kiểm tra định kỳ tình hình triển khai, thi hành pháp luật về tài nguyên nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước tại một số cơ sở khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước; phát hiện những tồn tại, yếu kém để tập trung chỉ đạo, khắc phục, hoàn chỉnh.
Lĩnh vực biển và hải đảo tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; được Quốc hội thông quan Luật Tài nguyên và Môi trường biển; tăng cường điều tra cơ bản, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường vùng biển và ven biển; tập trung xây dựng Đề án quy hoạch, sử dụng tài nguyên biển nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ môi trường biển, hải đảo; các phong trào thi đua quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên và môi trường biển, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Lĩnh vực đo đạc và bản đồ, viễn thám đã chỉ đạo, phối hợp thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa hình cơ bản phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội và giám sát tài nguyên và môi trường phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ; mô hình số độ cao khu vực ven biển phục vụ nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đẩy mạnh công tác biên giới địa giới, lập bản đồ địa giới, phân giới cắm mốc.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn