Ngành Tài nguyên và Môi trường vững bước cùng dựng xây đất nước phồn thịnh

Năm 2019 đã sang, ngành Tài nguyên và Môi trường phát huy những kết quả của năm 2018 - năm mà toàn ngành đã để lại thật nhiều dấu ấn trong bước phát triển chung của đất nước - để vững bước cùng dựng xây đất nước phồn thịnh.
7 1 39
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị Quốc hội với các mục tiêu phát triển bền vững do Liên minh Nghị viện Thế giới tổ chức cuối năm 2018 tại Đà Nẵng. Ảnh: Việt Hùng

Vượt lên những khó khăn, thách thức chung, năm qua ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã chủ động triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước theo từng năm. Qua đó, toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Bước sang năm 2019, nhìn lại thời gian qua, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ lấy năm 2018 là năm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” làm trọng tâm hành động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã theo sát tình hình thực tiễn, dự báo chính xác các xu thế, yêu cầu phát triển để tập trung chỉ đạo các vấn đề trọng tâm;

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đặt quyết tâm cao trong cải cách hành chính, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản để đưa các nguồn lực tài nguyên vào phát triển kinh tế - xã hội; chủ động trong giải quyết vấn đề môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo phát triển bền vững.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung tổng kết, sơ kết đánh giá tình hình triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chuẩn bị nền tảng, động lực cho phát triển những năm tiếp theo và giai đoạn mới.

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong chỉ đạo điều hành

Năm 2018, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch trọng tâm đã đề ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành việc Tổng kết, sơ kết 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều chỉnh hầu hết các chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 36-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI làm cơ sở để hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm phát huy các nguồn lực tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững.

Toàn ngành triển khai tốt việc thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đo đạc và Bản đồ; tập trung sửa đổi Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật sửa đổi nội dung về quy hoạch trong các Luật liên quan; trình Chính phủ Nghị định sửa đổi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường; trong đó giải quyết các vấn đề vướng mắc đặt ra hiện nay trong công tác bảo vệ môi trường.

Tháo gỡ các rào cản góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Một dấu ấn nổi bật của ngành TN&MT trong năm 2018 là việc tập trung tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ, trong đó đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh, chiếm khoảng 62,6%; cắt giảm 38/74 hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, đạt 51,3%; bãi bỏ, đơn giản hóa 14/15 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (đạt 93,3%, vượt 43,3%).

Hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu quả; trong đó đã giảm đầu mối và cán bộ cấp; đồng thời, quy định về số biên chế tối thiểu cho việc thành lập các phòng thuộc Bộ, số biên chế cần thiết cho việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng để bảo đảm tổ chức bộ máy đơn vị gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, giảm tầng nấc trung gian, cải cách TTHC. Kỷ luật, kỷ cương hành chính tiếp tục được tăng cường, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và từng cán bộ, công chức.

Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Mở rộng phạm vi theo dõi, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ giao cho các đơn vị, bao gồm các nhiệm vụ trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; các nhiệm vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ giao, có chế tài xử lý gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ thực hiện đối với các nhiệm vụ chậm tiến độ. Triển khai thực hiện phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ nhằm đổi mới, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đổi mới trong công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư, khoa học và công nghệ, ưu tiên cho việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, thực hiện thanh tra, kiểm tra, công tác điều tra cơ bản. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công sở; xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT phiên bản 2.0; Hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu với Sở TN&MT các tỉnh, thành phố; hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống một cửa, một cửa liên thông nhằm tăng cường CCHC, rút ngắn được thời gian luân chuyển hồ sơ, tiết kiệm chi phí.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã có chuyển biến rõ rệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tỷ lệ cấp GCN lần đầu đạt trên 97,2% tổng diện tích các loại đất cần cấp); lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016-2020 các cấp; việc sắp xếp đất đai của các nông lâm trường có sự chuyển biến; tình trạng lãng phí trong sử dụng đất đai đang từng bước được chỉ đạo giải quyết.

Quy trình vận hành liên hồ chứa tiếp tục được điều chỉnh, giúp tăng cường khả năng phòng tránh lũ lụt, hạn hán cho hạ du, góp phần điều chỉnh các cơ chế chính sách vận hành liên hồ, liên quan đến lưu vực các sông. Các vấn đề tồn tại như tình trạng lãng phí đất đai, chậm đưa đất vào sử dụng, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai đã được tập trung giải quyết và đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác cấp phép tài nguyên khoáng sản tiếp tục chấn chỉnh, tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông từng bước được ngăn chặn.

Triển khai lập quy hoạch, quản lý tài nguyên nước theo các các lưu vực sông lớn; bước đầu thực hiện kinh tế hoá trong quản lý tài nguyên nước, coi nước là tài sản cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ đa mục tiêu, điều tiết nguồn nước cho sản xuất, giảm lũ, phát điện. Nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến lược, đối sách trong chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới nhất là trong hợp tác Mê Công trong bối cảnh an ninh nguồn nước đang và sẽ là thách thức lớn đối với đất nước.

Tích cực triển khai công tác quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông. Công tác bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực; chủ động kiểm soát, phòng ngừa không để phát sinh các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tập trung giải quyết phế liệu nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn qua đó từng bước tiệm cận hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng tăng trưởng.

Công tác bảo vệ môi trường đã chuyển từ bị động giải quyết, khắc phục sang chủ động phòng ngừa; xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường đã được kiềm chế. Chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã được nâng lên, độ chính xác trong bản tin dự báo bão của Việt Nam đã dần tiệm cận với trình độ dự báo bão của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Tự tin, vững bước vào 2019

Mỗi một mùa xuân mới được xem như một sự khởi đầu tươi sáng và rực rỡ. Chào năm mới 2019 - trên đà thắng lợi của nửa kỳ kế hoạch 5 năm mới (2016 - 2020) – tất cả đang như một dòng chảy, khơi dậy sức bật mạnh mẽ trong mỗi chúng ta.

Và, trong khí thế ấy, ngành Tài nguyên và Môi trường cũng đồng hành trên con đường dựng xây đất nước ngày một phồn thịnh.

Cẩm Tú - Hải Ngọc

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay8,340
  • Tháng hiện tại187,200
  • Tổng lượt truy cập27,211,364
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây