Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các Sở ngành, UBND thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh; đại diện các Phòng Đo đạc và Bản đồ ở các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Bắc; các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Minh Mười, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cho biết, trong những năm qua, công tác quản lý và tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ ở nước ta còn một số vấn đề tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra của giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế. Hoạt động đo đạc còn chồng chéo; lãng phí; việc quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm hoạt đo đạc và bản đồ còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu chia sẻ, sử dụng chung; công tác quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành chưa đầy đủ thống nhất; việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương chưa phù hợp; công tác xã hội hóa còn hạn chế. Vì vậy, việc Quốc hội thông qua Luật Đo đạc và Bản đồ ngày 14/6/2018 là một bước ngoặt quan trọng góp phần đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước với hoạt động đo đạc và bản đồ, khắc phục tình trạng đo đạc chồng chéo, lãng phí, thúc đẩy thương mại hóa thông tin dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ. Đặc biệt, việc ban hành luật có những điểm đột phá về xã hội hóa trong đo đạc và bản đồ, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Đối với thành phố Hà Nội, Luật được ban hành đã căn bản khắc phục được những tồn tại nêu trên, tạo ra hành lang pháp lý đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động đo đạc bản đồ.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, Luật Đo đạc và bản đồ đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 14/6/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã tiến hành hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ và gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã nhận được ý kiến góp ý của 12 bộ, cơ quan ngang bộ và 35 địa phương.
Để dự thảo Nghị định được hoàn thiện, đảm bảo phù hợp với công tác quản lý đo đạc và bản đồ của các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn trên toàn quốc theo quy định của Luật Đo đạc và bản đồ, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của một số cơ quan, tổ chức địa phương về dự thảo Nghị định.
Tại Hội thảo này, ông Phan Đức Hiếu mong muốn các đại biểu tham gia góp ý kiến để Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ gồm 09 chương, 56 điều với các nội dung chính: Chương I: Những quy định chung (gồm 4 điều, từ Điều 1 đến Điều 4). Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ. Chương II: Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia (gồm 5 điều, từ Điều 5 đến Điều 9). Chương III. Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia (gồm 02 điều từ Điều 10 đến Điều 11). Chương này quy định về nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia; cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia. Chương IV. Xây dựng, vận hành, bảo trì và bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc (gồm 06 điều từ Điều 12 đến Điều 17). Chương này quy định về xây dựng công trình hạ tầng đo đạc; vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc; tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành, bảo trì, khai thác công trình hạ tầng đo đạc; hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; di dời, hủy bỏ công trình hạ tầng đo đạc. Chương V. Lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ (gồm 05 điều từ Điều 18 đến Điều 22). Chương này quy định về lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; bảo mật thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ cho tổ chức, cá nhân trong nước; trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ với tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ. Chương VI. Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia (gồm 06 điều từ Điều 23 đến Điều 28). Chương này quy định về xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch triển khai thực hiện hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; chỉ đạo, điều phối việc xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; chính sách, nguồn lực để xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng, tích hợp dữ liệu không gian địa lý; xây dựng, vận hành Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam. Chương VII. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (gồm 13 điều từ Điều 29 đến Điều 41). Chương này quy định về danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép; giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; cấp bổ sung danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ; gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; phí, lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; nội dung, thời điểm đăng tải thông tin về tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Chương VIII. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ (gồm 12 điều từ Điều 42 đến Điều 53). Chương này quy định về danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ; thời hạn, nội dung cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; bồi dưỡng kiến thức về hoạt động đo đạc và bản đồ; hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; lệ phí cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; lưu trữ hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; nội dung, thời điểm đăng tải thông tin của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ. Chương IX. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều từ Điều 54 đến Điều 56). Chương này quy định về hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành.
|
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham gia thảo luận, góp ý kiến cho dự thảo Nghị định trong đó tập trung vào các nội dung liên quan tới quy định về việc xây dựng, bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc tại các địa phương; quy định về việc giao nộp, lưu trữ, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quy định về xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ cho cá nhân; ...
Kết thúc hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã thay mặt Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu; đồng thời cũng phân tích, hướng dẫn, làm rõ một số điều trong Luật Đo đạc và bản đồ cho đại diện các địa phương, các doanh nghiệp hoạt động đo đạc bản đồ…
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn