Góp ý dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Ngày 15/5, tại Hà Nội, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Nghị định của Chính phủ quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” do Bộ TN&MT soạn thảo.
Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Dự thảo Nghị định đang trong thời gian lấy ý kiến để Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện trình Chính phủ. Quy định này được Chính phủ ban hành sẽ giải quyết, xử lý các vấn đề đặt ra từ thực trạng, yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cũng như thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ nay đến năm 2030.

Theo dự thảo, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo lộ trình bắt buộc của Việt Nam đến năm 2030 phải đạt mức tối thiểu 8%, khuyến khích điều chỉnh tối đa đến 25% nếu có hỗ trợ quốc tế. Mức giảm nhẹ trên được phân cho các lĩnh vực chính gây phát thải chính gồm: năng lượng, quản lý chất thải, nông nghiệp, sử dụng đất - thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp.

Tại hội thảo, các giáo sư, tiến sĩ khoa học có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH đã góp ý về dự thảo Nghị định. Theo GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ - Trung tâm Khoa học, Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Dự thảo Nghị định được chuẩn bị công phu, có nội dung khá toàn diện liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, các điều khoản cho thấy, mục tiêu chính của Nghị định là thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, chứ chưa bao quát toàn bộ quan điểm chiến lược, chính sách về ứng phó BĐKH thể hiện trong Luật BVMT và các văn bản liên quan khác của Đảng và Nhà nước.

Theo GS.TS. Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, Nghị định này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải khí nhà kính, do vậy, cần thể hiện nhu cầu giảm phát thải sát thực tiễn ở Việt Nam với các con số minh chứng. Điều này giúp chúng ta tránh “bẫy” hỗ trợ của nước ngoài khi họ muốn đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm công nghệ, tiết kiệm năng lượng. Nghị định cũng cần làm rõ hơn vai trò của Nhà nước trong quản lý thực hiện lộ trình giảm phát thải, đáp ứng các cam kết vay vốn quốc tế.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đề nghị chỉ nên viết trong Nghị định này những nguyên tắc và các quy định chính về kiểm kê và đo đạc khí nhà kính. Sau đó, Bộ TN&MT nên ban hành Thông tư hướng dẫn, cần phải quy định chính xác đối tượng cơ sở sản xuất và dịch vụ nào phải được kiểm tra và đo đạc khí nhà kính và ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra và đo đạc đó. GS.TSKH Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam nhấn mạnh, vấn đề đặt mục tiêu giảm phát thải nhà kính phải xác định được trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị ở từng lĩnh đến đâu, đặt mục tiêu lộ trình thế nào để giám sát quá trình thực hiện.

Đại diện cơ quan soạn thảo Nghị định, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Trương Đức Trí (Bộ TN&MT) hoan nghênh các góp ý tại hội thảo và cho biết, đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản pháp lý quy định về phương thức và lộ trình giảm phát thải nên có rất nhiều vấn đề khó, phức tạp. Phó Cục trưởng Trương Đức Trí đề nghị Liên hiệp hội sẽ có văn bản góp ý chính thức, tập hợp ý kiến của các nhà khoa học gửi Bộ TN&MT. Bộ sẽ tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Nghị định, càng góp ý tốt thì tính khả thi càng cao.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập27,027,704
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây