Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54 được diễn ra trong 03 ngày từ ngày 24/6 đến ngày 26/6 nhằm xem xét chính sách đồng tài trợ được cập nhật; tăng cường sự hợp tác của GEF; quy tắc cho Hệ thống phân bổ tài nguyên minh bạch (STAR) cho GEF chu kỳ 7; kế hoạch và ngân sách trong năm 2019 của GEF; Chương trình làm việc; thỏa thuận thực hiện Chương trình tài trợ nhỏ cho GEF chu kỳ 7; và các thỏa thuận thực hiện Chương trình hỗ trợ quốc gia cho GEF chu kỳ 7.
Bên cạnh Phiên họp Hội đồng, sẽ có 15 sự kiện bên lề khác được tổ chức về các nội dung như sau:
1. Lợi ích môi trường toàn cầu: Kinh tế tuần hoàn có thể làm được gì? do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) chủ trì.
2. Huy động đầu tư để nhân rộng lợi ích môi trường toàn cầu: Kinh nghiệm từ các Ngân hàng phát triển đa phương (MDBs) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ngân hàng phát triển Liên Mỹ (IADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) chủ trì.
3. Các giải pháp dựa vào tự nhiên - Kinh nghiệm của GEF và đổi mới dựa vào tự nhiên và các cách tiếp cận tổng hợp để ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên do ADB chủ trì.
4. Giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa - Từ cam kết đến hành động, kinh nghiệm từ Hợp tác tăng trưởng hàng hóa GEF do Hợp tác phát triển hàng hóa – GGP chủ trì.
5. Xây dựng mối quan hệ đối tác với người bản địa để sử dụng bền vững đa dạng sinh học của thế giới do Tổ chức bảo tồn quốc tế (WWF) chủ trì.
6. Hợp tác nhiều bên để đảm bảo cảnh quan lúa gạo tổng hợp do FAO và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc chủ trì.
7. Cách tiếp cận tích hợp: chúng ta biết gì và đi đâu? do Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) chủ trì.
8. Khởi động về giới và các khóa đào tạo trực tuyến về môi trường do GEF chủ trì.
9. Phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam: Ý tưởng khu công nghiệp sinh thái do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNIDO và Hệ thống trường Việt Nam - Hoa Kỳ (VASS)
10. Xây dựng khả năng chống chịu của đất khô cằn thông qua Land Degradation Neutrality (LDN) do Tổ Chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chủ trì.
11. Tài trợ nhỏ, Ảnh hưởng lớn do Chương trình tài trợ nhỏ (SGP) chủ trì.
12. Bảo tồn đất ngập nước Pantanal do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) chủ trì.
13. Tích hợp đa dạng sinh học trong ngành nông nghiệp do Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Công ước Đa dạng sinh học (CBD), và Mexico chủ trì.
14. Chương trình cảnh quan bền vững khu vực Amazon do WB và WWF chủ trì.
15. Khởi động mô hình học trực tuyến của GEF do GEF chủ trì.
Chương trình các cuộc họp và sự kiện chi tiết tại đây.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn