Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về Luật BVMT (sửa đổi)

Sáng ngày 4/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Thực hiện sự phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về kế hoạch tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị tài liệu về dự án Luật. Tại Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT báo cáo một số nội dung lớn giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Theo ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội, đối với vấn đề đánh giá tác động môi trường, một số ý kiến đề nghị xem lại đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM); cân nhắc quy định về chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức tư vấn làm báo cáo ĐTM; quy định rõ hơn trách nhiệm của Hội đồng thẩm định; bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định.

Thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải đánh giá ĐTM

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường 2014 sửa đổi dự kiến sẽ thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải đánh giá tác động môi trường.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, giữa Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công đang có quy định khác nhau về việc xác định đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Luật Đầu tư dẫn chiếu thực hiện theo pháp luật về bảo vệ môi trường, trong khi Luật Đầu tư công quy định tất cả các dự án đầu tư công phải có phê duyệt chủ trương đầu tư và phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Thực tế, có nhiều dự án đầu tư công quy mô nhỏ, chỉ mua sắm tài sản, trang thiết bị cũng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường, điều này không thực sự cần thiết. Rất nhiều dự án phải quyết định chủ trương đầu tư, có đánh giá sơ bộ tác động môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường do không có tác động hoặc tác động đến môi trường rất ít theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.

Hiện nhiều nước trên thế giới cũng chỉ xem báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ dự báo tác động môi trường, không thể chính xác hoàn toàn. Sau khi doanh nghiệp quyết định đầu tư còn có rất nhiều thay đổi. Vì vậy, việc coi quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường ban đầu là căn cứ quan trọng nhất để cơ quan quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn vận hành là không hợp lý.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng phân loại dự án theo các nhóm tiêu chí tác động đến môi trường; đổi tên “đánh giá sơ bộ tác động môi trường” thành “đánh giá tác động môi trường sơ bộ” để phù hợp với nguyên lý thực hiện đánh giá tác động môi trường trên thế giới, đánh giá tác động môi trường sơ bộ là một bước trong quá trình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của chủ dự án.

Theo đó, ĐTM sơ bộ là một bước của quá trình ĐTM của dự án thuộc nhóm I (dự án tác động môi trường ở mức độ cao), được xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc đề xuất chủ trương đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng. Đồng thời, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, không phải chỉnh sửa các quy định pháp luật hiện hành có liên quan về vấn đề này, dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong luật khác đã được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định về ĐTM sơ bộ của Luật này.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, về từ ngữ là đánh giá sơ bộ tác động môi trường hay tác động môi trường sơ bộ thì chúng ta hiểu nó là bước đầu tiên của những dự án phải đánh giá tác động môi trường thì chúng ta dùng cho thống nhất về thuật ngữ mà thôi.

Bộ trưởng cho rằng, đánh giá sơ bộ làm cơ sở khoa học để đưa dự báo và quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đưa ra giải pháp cụ thể về công nghệ, quản lý đối với dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

Sửa đổi quy định về thẩm quyền thẩm định ĐTM

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM, hiện có 2 nhóm ý kiến.

Thứ nhất, giao Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng (Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình nhằm phát huy vai trò, năng lực, nguồn lực của các Bộ chuyên ngành, thuận lợi cho việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông.

Thứ hai, không nên giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định báo cáo ĐTM mà chỉ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), UBND cấp tỉnh phải phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM.

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cũng như các đại biểu đã đồng tình với phương án thứ hai.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, với mục tiêu hướng đến một bộ luật mang tính tổng thể, thống nhất về môi trường, Bộ TN&MT đã nghiên cứu để đưa các quy định đang rải rác, phân tán về BVMT trong các luật khác vào dự thảo Luật. Để bảo đảm mục tiêu này, dự thảo Luật đã phân định nhiệm vụ của các cơ quan dựa trên nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện” và “những việc liên quan đến nhiều cơ quan cùng thực hiện thì phải xác định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính; thẩm quyền của cơ quan phối hợp; cơ chế phối hợp”.

Đề nghị thống nhất dùng 01 loại giấy phép môi trường

Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, về giấy phép môi trường, một số ý kiến đề nghị giải trình, làm rõ việc tích hợp các giấy phép về môi trường, trong đó bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Do đó, hiện có 2 phương án về việc cấp phép môi trường.

Phương án 1 (Phương án Chính phủ trình): Chỉ dùng 01 loại giấy phép môi trường trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 07 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường.

Phương án 2: Vẫn có giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đã được quy định trong Luật Thủy lợi mới được thông qua năm 2017 và đang được triển khai thực hiện một cách thuận lợi. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này cần phải điều chỉnh cách thể hiện để không ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước (QLNN) mà Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phát biểu đầu tiên trong phiên thảo luận, Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) đồng tình với quan điểm tích hợp các loạt giấy phép về môi trường, trong đó bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Lý giải về việc này, theo đại biểu, nguyên tắc cấp giấy phép đều dựa trên đánh giá tác động môi trường ĐTM. Mặt khác, hiện nay việc phân cấp cấp phép vào công trình thuỷ lợi đang theo công trình chứ không theo quy mô, chưa tương thích với việc quản lý. Bên cạnh đó, trên thực tế, việc xả thải vào các công trình thuỷ lợi chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ do đó việc phân nhỏ cấp giấy phép là chưa phù hợp.

Do đó, chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 07 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường” - Đại biểu Lệ Thủy nói và cho rằng cần có quy định cụ thể về việc này, từ xét duyệt ĐTM, cấp giấy phép đến hậu kiểm đảm bảo thống nhất và không chồng chéo.

Cũng cùng quan điểm này, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng việc tích hợp vào 1 giấy phép này mang nhiều ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm thực hiện cải cách hành chính. Thứ nhất là giảm thủ tục hành chính. Thứ hai là đảm bảo tính thống nhất, rõ trách nhiệm cũng như tuân thủ những nguyên tắc về một cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc này. Mặt khác, việc này cũng đảm bảo tiếp cận tổng hợp về việc cấp giấy phép xả thải môi trường. Tuy nhiên cần phải làm rõ hơn, rất cụ thể, nhất chức năng các Bộ liên quan tới các dự án luật trước. Đại biểu cũng cho rằng, trong báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều khẳng định các giấy phép xả thải vào nguồn nước và xả thải vào công trình thủy lợi đều dựa trên ĐTM - tức là dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây cũng là việc để đảm bảo tính minh bạch; tránh những tiêu cực xảy ra trong việc cấp phép đánh giá tác động môi trường.

Còn theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội), trước đây khi trình dự án Luật Thuỷ lợi ở thời điểm đó là hợp lý, tuy nhiên, sau 3 năm triển khai, vẫn đề ô nhiễm trên các hệ thống thủy lợi như Bắc Hưng Hải, ô nhiễm trên các lưu vực sông Nhuệ, Đáy đã gây bức xúc cho người dân, dư luận, cần phải có kiểm soát và bảo vệ môi trường những nơi này nghiêm ngặt hơn nữa. Đồng thời, đại biểu cũng nhấn mạnh rằng, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ sửa đổi, bổ sung tháo gỡ những bất cập trong quản lý ô nhiễm các nguồn nước trong thời gian qua. Hiện nay Chính phủ đang có những cải cách, liên thông các thủ tục hành chính cho nên việc tích hợp các giấy phép như trong báo cáo chính là thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cũng cho rằng, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã tạo được bước đổi mới mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây là dự án tương đối khó, phức tạp nên cần tiếp tục rà soát, đối chiếu. Về quy định liên quan tới cấp giấy phép môi trường, đại biểu cho rằng, chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường. Phương án này sẽ giải quyết được phần lớn những vướng mắc về thủ tục hành chính trong thời gian qua. Tuy nhiên, để thực hiện cần phải sửa đổi một số nội dung có liên quan về xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Đại biểu đoàn Lâm Đồng tán thành cao với quy định này và cần nghiên cứu lộ trình cho phù hợp.

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, với về nội dung tích hợp hai loại Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo quy định tại Luật Tài nguyên nước) Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (theo quy định tại Luật Thủy lợi), Bộ trưởng đồng tình với các ý kiến của các đại biểu Quốc hội là nội dung quản lý nước thải trong các giấy phép nêu trên là giống nhau (đều yêu cầu về công trình xử lý, quy trình vận hành và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường). Do đó, riêng 01 đối tượng xả nước thải hiện đang phải chịu 02 thủ tục hành chính có nội dung tương đồng.

Bên cạnh đó, công trình thủy lợi chỉ là một bộ phận cấu thành của mạng lưới tài nguyên nước. Việc quy định có nhiều cơ quan cấp phép xả thải như hiện nay (cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường và cơ quan quản lý công trình thủy lợi) sẽ không bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp, một việc được giao nhiều cơ quan thực hiện sẽ gây chồng chéo, không rõ trách nhiệm của các cơ quan; không bảo đảm nguyên tắc phân định thẩm quyền xuyên suốt của các cơ quan trong dự thảo Luật như đã nêu trên. Ngoài ra, thực tế hoạt động xả thải của doanh nghiệp trên 01 đoạn sông (do cơ quan quản lý nhà nước về công trình thủy lợi quản lý) nhưng có thể tác động đến cả lưu vực (do cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường quản lý).

Đồng thời, theo quy định, các loại Giấy phép, Giấy xác nhận này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT của doanh nghiệp và đây là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.

Do đó, để giải quyết được các bất cập nêu trên, bảo đảm thống nhất quản lý về BVMT nói chung, quản lý hoạt động xả nước thải vào nguồn nước nói riêng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và vẫn bảo đảm công tác BVMT, việc quy định tích hợp các loại giấy phép, giấy xác nhận về BVMT hiện hành với các loại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi bằng 01 giấy phép môi trường (GPMT) là hết sức cần thiết.

Cùng với việc quy định 01 loại giấy phép môi trường nêu trên, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm chủ trì, cơ chế tham gia phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BVMT với cơ quan quản lý về công trình thủy lợi.

Theo đó, cơ quan quản lý công trình thủy lợi sẽ tham gia ngay từ đầu trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM để dự án triển khai, cho đến khi cấp giấy phép môi trường để dự án đi vào hoạt động; dự thảo Luật cũng quy định nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM cũng như nội dung giấy phép môi trường đối với các dự án này phải có đánh giá và biện pháp bảo đảm an toàn và BVMT đối với công trình thủy lợi.

 

BBT Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay31,099
  • Tháng hiện tại377,476
  • Tổng lượt truy cập27,401,640
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây