Dự án dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai có mục tiêu là hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng đồng bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. Trong giai đoạn triển khai thực hiện, Dự án đã đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra; kết quả của Dự án là cơ sở quan trọng để thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến đất đai, đảm bảo tính thống nhất giữa hồ sơ giấy tờ với thực địa được rõ ràng, sát thực tế…
Các nông, lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế Nhà nước được hình thành và phát triển trên 60 năm, được Nhà nước giao đất để quản lý và sử dụng diện tích đất rừng khá lớn vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Trải qua các giai đoạn hoạt động, các nông, lâm trường quốc doanh này đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. Thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến việc quản lý và sử dụng quỹ đất lâm nghiệp; đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch sử dụng đất; đối tượng sử dụng đất; tình trạng hồ sơ kỹ thuật, pháp lý quản lý đất đai; xác định nhu cầu khối lượng và kinh phí thực hiện việc rà soát đất đai; lập phương án sử dụng đất; rà soát ranh giới, cắm mốc, đo đạc địa chính… Việc triển khai thực hiện rà soát đã xác định cụ thể đối tượng sử dụng đất; xác định nhu cầu và phạm vi sử dụng đất để phát huy nguồn lực và hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở rà soát quỹ đất mà các nông trường, lâm trường đang quản lý, sử dụng; hạn chế việc sử dụng quỹ đất của Nhà nước mà các nông trường, lâm trường đang quản lý để giao khoán lại cho hộ gia đình cá nhân; liên doanh, liên kết; cho thuê, mượn; đất bị tranh chấp, lấn chiếm có xu hướng giảm; nguồn lực đất đai đã một phần phát huy được hiệu quả…Các địa phường đã cơ bản hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; rà soát, bóc tách được khối lượng lớn diện tích đất bên trong tổ chức; một số nông, lâm trường đã được sắp xếp, chuyển đổi để phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ công ích…
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thủy- VPTC
Nguồn tin: BBT (Nguồn: Cổng TTĐT TCQL Đất đai)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn