Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Từng bước khẳng định vai trò thanh tra chuyên ngành

16 năm kể từ ngày thành lập, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) từng bước củng cố, kiện toàn, tăng cường về con người, cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó, khẳng định được tính hiệu quả của thanh tra chuyên ngành.
Ông Lê Quốc Trung, đại diện Thanh tra Bộ TN&MT (ngoài cùng bên phải) nhận Cờ Thi đua của Chính phủ. Ảnh: TH
Ông Lê Quốc Trung, đại diện Thanh tra Bộ TN&MT (ngoài cùng bên phải) nhận Cờ Thi đua của Chính phủ. Ảnh: TH

Luôn đổi mới công tác thanh tra

Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Quốc Trung cho biết, khi mới thành lập, đơn vị có 23 cán bộ, công chức của Thanh tra Tổng cục Địa chính và Thanh tra Tổng cục Khí tượng thuỷ văn. Khó khăn cả về vật chất và chuyên môn, tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện, thiếu biên chế, công việc mới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của cán bộ còn hạn chế, không đồng đều nên hoạt động của đơn vị chủ yếu tập trung cho công tác tiếp dân, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (KN, TC).

Gặp nhiều khó khăn về nhân sự và phương tiện, trang thiết bị hoạt động nhưng trong thời gian qua, Thanh tra Bộ TN&MT đã từng bước khẳng định được tính hiệu quả trong công tác thanh tra chuyên ngành, cũng như kiểm tra theo định hướng quản lý vùng, miền; góp phần giảm thiểu các vi phạm pháp luật về TN&MT trên phạm vi cả nước. Nhờ đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về TN&MT của người dân và doanh nghiệp được nâng cao.

Theo ông Trung, để đạt được hiệu quả, chất lượng cao, Thanh tra Bộ luôn đổi mới toàn diện công tác xây dựng kế hoạch thanh tra. Nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, bám sát với định hướng của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về TN&MT; xử lý triệt để tình trạng chồng chéo về đối tượng thanh tra trong kế hoạch thanh tra của các đơn vị trực thuộc Bộ; rà soát, giảm số đối tượng thanh tra trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tăng cường cho công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất; bố trí 30 - 40% nguồn kinh phí và nguồn nhân lực để phục vụ cho các nhiệm vụ đột xuất và tham gia phối hợp với các đơn vị khác trong công tác thanh tra, kiểm tra khi được yêu cầu.

Những kết quả ấn tượng

Trong 5 năm từ 2010 - 2015, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện 309 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 3.097 tổ chức, cá nhân. Qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện 1.057 tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật về lĩnh vực TN&MT; đã xử phạt hành chính đối với 910 tổ chức, cá nhân trên 109 tỷ đồng; kiến nghị truy thu và thu hồi nộp ngân sách Nhà nước trên 2,5 tỷ đồng và 1.860 ha đất; thu hồi, bãi bỏ 119 giấy phép các loại.

Đồng thời tiếp 1.469 lượt với 11.252 công dân, trong đó tham mưu giúp lãnh đạo Bộ tiếp 457 lượt với 3.948 người. Tiếp nhận 16.104 lượt đơn thư. Ban hành văn bản hướng dẫn, trả lời 5.214 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Thành lập đoàn thẩm tra xác minh giải quyết 116 vụ việc KN, TC do Thủ tướng Chính phủ giao, 150 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ.

Năm 2016, tiến hành 90 cuộc thanh tra và kiểm tra theo chuyên đề đối với 1.176 tổ chức (giảm 4 cuộc nhưng tăng 22 tổ chức được thanh tra so với năm 2015). Qua đó, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính đối với 61 tổ chức với tổng số tiền 20,3 tỷ đồng.

Từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2018, các đơn vị trực thuộc Bộ đã tiến hành trên 120 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với gần 1.000 tổ chức; thực hiện 28 cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính dối với gần 400 tổ chức với tổng số tiền trên 41 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách trên 700 triệu đồng.

Đặc biệt, trong năm 2016, 2017, Bộ đã tổ chức giám sát chặt chẽ, thường xuyên đối với một số dự án có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường như Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty TNHH Giấy Lee&Man - Hậu Giang, Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn... Qua đó, góp phần hạn chế các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại các dự án này.

"Nhờ đó, hiệu quả và vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực TN&MT được nâng lên. Kết quả thanh tra đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí về TN&MT", ông Trung khẳng định.

Còn không ít hạn chế

Bên cạnh những kết quả đó, còn gần 20% cuộc thanh tra, kiểm tra chậm được triển khai theo thời gian trong kế hoạch được Bộ phê duyệt. Có đơn vị chưa kiểm soát, kiểm tra kỹ thông tin đối tượng thanh tra nên thiếu chính xác, dẫn đến tình trạng đưa vào kế hoạch đối tượng đã giải thể, ngừng hoạt động hoặc không có.

Công tác theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra còn hạn chế, kiểm tra khoảng 20% tổng số kết luận thanh tra đã được ban hành, tỷ lệ thu hồi thấp, thu hồi các tài sản qua thanh tra còn thấp, mới chỉ thu hồi được gần 50% tổng số sai phạm được phát hiện.

Một số đoàn thanh tra chậm xây dựng kết luận thanh tra, văn bản giải quyết KN, TC. Công tác thông tin báo cáo nhiều đơn vị còn chậm, báo cáo không đầy đủ nội dung theo yêu cầu.

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN, TC trong những năm qua đã được lãnh đạo các đơn vị quan tâm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng còn ít, mới đáp ứng được 53% so với nhu cầu. Kinh phí cho các nhiệm vụ đột xuất phát sinh chưa đáp ứng được với khối lượng nhiệm vụ thực tế được giao.

"Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra đã có sự đổi mới nhưng chưa trở thành công cụ sắc bén để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật; chưa tập trung giải quyết được các vấn đề bức xúc trong công tác quản lý Nhà nước về TN&MT gây bức xúc trong xã hội", ông Trung nhấn mạnh.

Thời gian tới, để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả ngành Thanh tra nói chung, ngành Thanh tra TN&MT nói riêng, theo ông Lê Quốc Trung, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về TN&MT cũng như hệ thống pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KN, TC; xây dựng cơ chế đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc xử lý dứt điểm các vụ việc KN kéo dài, hết thẩm quyền, đúng quy định.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay18,515
  • Tháng hiện tại82,724
  • Tổng lượt truy cập27,106,888
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây