Việt Nam tăng mục tiêu giảm phát thải

Theo Bộ TN&MT, so với Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đầu tiên, mục tiêu giảm phát thải bằng nguồn lực trong nước của NDC mới dự kiến sẽ tăng từ 8% lên 9% vào năm 2030 và có thể tăng lên đến 25% khi có hỗ trợ quốc tế.
nha may

Cần hơn 100 tỷ USD đến năm 2030

Việc nâng mục tiêu giảm phát thải được xem như nỗ lực của Việt Nam trong tìm kiếm, đề xuất thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), dù mức tăng mục tiêu không cao nhưng cần xét trên tổng lượng phát thải quốc gia trong kịch bản phát triển thông thường (BAU) mới được cập nhật.

Các tính toán dựa trên số liệu kiểm kê khí nhà kính mới nhất cho thấy, tổng lượng phát thải của Việt Nam sẽ đạt 888,8 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030, tăng hơn 100 triệu tấn so với BAU trong NDC đầu tiên (ban hành năm 2015). Có sự thay đổi này là do năm nay, lĩnh vực “các quá trình công nghiệp” được bổ sung vào danh sách các lĩnh vực phát thải lớn nhất, bên cạnh “năng lượng”, “nông nghiệp” và “chất thải”. Riêng “sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp”(LULUCF) vẫn là lĩnh vực hấp thụ CO2 chủ yếu.

Dự thảo đầu tiên của báo cáo kỹ thuật NDC đã đưa ra 71 phương án giảm phát thải/tăng cường hấp thụ khí nhà kính cho 5 lĩnh vực trên, bao gồm cả các phương án tự thực hiện và phương án có sự hỗ trợ quốc tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia đã xây dựng kịch bản giảm nhẹ cho các lĩnh vực giai đoạn 2020 - 2030, đồng thời phân tích, so sánh đánh giá nỗ lực quốc gia thực hiện, khả năng thực hiện các mục tiêu đến năm 2030.

Dự kiến, nếu tất cả các phương án này được đưa vào NDC mới, tổng nhu cầu tài chính để Việt Nam đạt mức giảm 25% tổng lượng phát thải KNK là 101,4 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, nguồn lực trong nước để đạt mức giảm 9% là hơn 40 tỷ đô la Mỹ.

Năng lượng, lĩnh vực chiếm hơn 70% tổng lượng phát thải, sẽ tập trung vào các phương án sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, phát triển các dạng năng lượng tái tạo và sử dụng công nghệ nhiệt điện thông số hơi siêu tới hạn. Hầu hết các phương án tự thực hiện được xem là không mấy tốn kém, thậm chí chi phí giảm phát thải là dưới 0 USD/ tấn CO2, như sử dụng lò gạch cải tiến, giảm tổn thất nhiệt lò nung clinke, tận dụng khí sinh học cho hộ gia dình ở nông thôn, sử dụng tủ lạnh hiệu suất cao…

Chú trọng phối hợp liên ngành

Theo Giáo sư Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu, sự hợp tác chặt chẽ liên ngành là yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện NDC ở cấp quốc gia. Trước tiên, chúng ta đã có bức tranh toàn diện hơn về xu hướng phát thải khí nhà kính quốc gia của Việt Nam. Để thúc đẩy thực hiện NDC trong thời gian tới, cần tiếp tục phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng hệ thống công khai minh bạch, hoàn thiện thể chế, chính sách về BĐKH và tìm kiếm tài chính.

Góp ý cho dự thảo đầu tiên của Báo cáo kỹ thuật NDC, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, TN&MT (Bộ KH&DDT) cho rằng, cần lên phương án lồng ghép thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh trong thực hiện NDC sau này. Bởi hiện nay, khoảng 30 tỉnh/thành phố đã hoàn thiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp địa phương, trong đó, tập trung vào các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường bền vững. Có thể coi đây là một phương án thực hiện hợp phần giảm nhẹ của NDC để tránh trùng lặp, đơn giản hóa việc thực hiện NDC ở cấp địa phương.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ NN&PTNT đề xuất nên làm rõ hơn nữa chi phí thực hiện các phương án, đồng thời, có hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cho các tiểu ngành, làm rõ khu vực tài chính công và phần cần phải huy động khu vực tư nhân, phần quốc gia tự thực hiện và quốc tế hỗ trợ.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, để đạt được sự đồng thuận tối đa giữa các Bộ ngành Trung ương, địa phương, Tổ công tác rà soát, cập nhật NDC sẽ tiếp tục tham vấn các Bộ ngành và tổ chức các hội thảo tham vấn địa phương, các tổ chức dân sự - xã hội và doanh nghiệp. Dự kiến, Bộ TN&MT sẽ hoàn thành rà soát, cập nhật NDC và báo cáo Ủy ban Quốc gia về BĐKH vào quý I/2019. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, NDC của Việt Nam sẽ đệ trình lên Ban Thư ký Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH trước tháng 3/2020.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay18,387
  • Tháng hiện tại162,086
  • Tổng lượt truy cập27,186,250
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây