Triển khai thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

Ngày 4/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2378/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 220-250 triệu đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước ( ảnh minh họa)
Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 220-250 triệu đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước ( ảnh minh họa)

Ngày 24/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ), Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/5/2020.

Để triển khai thực hiện Nghị định nêu trên, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hoặc các hình thức phù hợp khác để bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định. Trong đó, lưu ý nội dung mới quy định của Nghị định là tính toán số lợi bất hợp pháp khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Vì vậy, để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước, tránh tình trạng bị xử phạt vi phạm hành chính kèm theo biện pháp truy thu số lợi bất hợp pháp do thiếu thông tin, hiểu biết về chính sách, pháp luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo trọng tâm sau đây:

Một là, rà soát, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép nhưng chưa có giấy phép hoặc phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhưng chưa nộp tiền cấp quyền khẩn trương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, hồ sơ tính tiền cấp quyền tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Hai là, tổ chức thanh tra, kiểm tra, trường hợp phát hiện có vi phạm thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các công trình đã khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhưng chưa có giấy phép cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Việc tính toán số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại điểm r khoản 3 Điều 4 của Nghị định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND tỉnh phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, hướng dẫn.

Chi tiết nội dung Công văn tải tại đây.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay12,989
  • Tháng hiện tại177,749
  • Tổng lượt truy cập26,423,069
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây