Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường

Ngày 12/3/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo Quyết định, Tổng cục Môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tô chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tô chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tông cục theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng; trụ sở tại.thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Môi trường

 

Tổng cục Môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, vùng và quốc gia về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; báo cáo về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

c) Cơ chế tài chính, chính sách, công cụ kinh tế trong lĩnh vực môi trường; cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, huy động nguồn lực, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường;

d) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu quốc gia, chỉ tiêu, quy trình kỹ thuật và định mức kinh tể - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Tống cục.

3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hỗ trợ pháp lý về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

5. Về quy hoạch bảo vệ môi trường

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường;

b) Tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia; thấm định nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh thuộc thấm quyền theo quy định của pháp luật.

6. Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường

a) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; về công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước; về đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; về lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đơn giản;

đ) Đề xuất việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phát sinh chưa được quy định trong danh mục các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

7. Về kiểm soát nguồn ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

a) Hướng dẫn việc kiểm soát nguồn ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng và vận hành thử nghiệm dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn việc kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm cả khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập danh mục, việc xử lý triệt để, xác nhận việc hoàn thành xử lý triệt đế các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Lập, trình Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục các chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải, danh mục chế phấm sinh học gây ô nhiễm môi trường bị cấm nhập khấu, danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môỉ trường theo quy định của pháp luật.

8. Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

a) Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hoạt động quản lý chất thải nguy hại trên phạm vi cả nước;

c) Hướng dẫn kỹ thuật, quy trình phân loại, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển, sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại;

d)Tổ chức điều tra, tổng hợp, dự báo về tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trên phạm vi cả nước;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tổ chức triển khai thí điểm, tổng kết nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;

e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ, tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

9. Về quản lý và cải thiện chất lượng môi trường

a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí, ô nhiễm xuyên biên giới, mưa axit theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác giám sát diễn biến chất lượng môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn ô nhiễm, có nguồn thải lớn, lưu vực sông, biển đảo, đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu vực công cộng theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải các chất ô nhiễm của môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, khoanh vùng cảnh báo và lập bản đồ khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện các dự án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm tồn lưu chất độc hóa học, dioxin, hóa chất bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật;

e) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động cải thiện nâng cao chất lượng môi trường tại các đô thị, khu dân cư, vùng nông thôn miền núi, khu kinh tế, lưu vực sông và vùng ven biển thuộc thẩm quyên theo quy định của pháp luật;

h) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiên cứu, điều tra, đánh giá về sức khỏe môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

i) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hậi đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

k) Hướng dẫn, kiểm tra việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.

10. Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

a) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, kiểm kê, quan trắc, đánh giá về các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động vật, thực vật hoang dã, các nguồn gen quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn, kiểm tra công tác lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thẩm định về sự phù hợp giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của bộ, cơ quan ngang bộ với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; hướng dẫn việc lồng ghép đa dạng sinh học trong các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lãnh thổ;

c) Lập, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi; danh mục loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên, sinh cảnh chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;

d) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên; chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý khu bảo tồn cấp quốc gia theo phân công của Chính phủ;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc kiểm soát phát tán, đánh giá khả năng xâm hại, loại bỏ các loài ngoại lai xâm hại; bảo tồn đa dạng sinh học tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên phạm vi cả nước;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ; hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen;

g) Giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học;

i) Tổ chức biên soạn Sách đỏ Việt Nam.

11. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đăng ký, xác nhận, công nhận, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, chứng chỉ về môi trường và đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

12. Về quan trắc, quản lý số liệu quan trắc và lập báo cáo hiện trạng môi trường

a) Tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường quốc gia, chương trình quan trắc tác động môi trường, chương trình quan trắc môi trường vùng, liên tỉnh, xuyên quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi và tống hợp các chương trình quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước;

b) Tổ chức xây dựng hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp công tác xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước;

c) Tham gia các mạng lưới quan trắc môi trường toàn cầu, ứng phó môi trường toàn cầu;

d) Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới trong quan trắc môi trường;

đ) Quản lý chất lượng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường; công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường;

g) Lập và công bố báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp việc lập báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo chuyên đề về môi trường trên phạm vi cả nước.

13. Về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng

a) Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, tư liệu, dữ liệu, cơ sở dữ liệu quốc gia về môi trường đất, nước, không khí, các hệ sinh thái tự nhiên, loài, nguồn gen, nguồn thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu vực bị ô nhiễm, suy thoái và các yếu tố môi trường khác; hướng dẫn việc thu thập, quản lý, thống kê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi trường của các bộ, ngành và địa phương;

b) Tổng hợp và công bố thông tin về môi trường theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn thực hiện các quy định về giao nộp, cung cấp, chia sẻ thông tin, tư liệu môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và tổ chức thực hiện điều tra, thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê, báo cáo về môi trường phục vụ xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; xây dựng và duy trì hệ thống thông tin báo cáo về công tác bảo vệ môi trường của trung ương và địa phương;

đ) Tổ chức xây dựng và phát triển các mạng lưới truyền thông, nâng cao nhận thức về môi trường;

e)Tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và đa dạng sinh học; phát hành các ấn phấm truyền thông về mỗi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức giải thưởng môi trường Việt Nam, các cuộc thi, giải thưởng khác về môi trường theo quy định của pháp luật;

h) Xây dựng, phổ biến, nhân rộng các mô hình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng có hiệu quả về môi trường.

14. Về khoa học và công nghệ

a) Hướng dẫn công tác đánh giá công trình, thiết bị và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, kiểm tra công tác giám định môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, mô hình thử nghiệm về sản xuất và tiêu thụ bền vững, thân thiện môi trường;

c) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao công nghệ tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ môi trường; xây dựng và tổ chức triển khai các dự án, đề án, công trình thử nghiệm ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

15. Về hợp tác quốc tế

a) Đề xuất tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế; tham gia các tổ chức quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; làm đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Nghị định thư Catagena, Nghị định thư Nagoya, Công ước Stockholm, Công ước Basel, Công ước Rotterdam (PIC), Sáng kiến toàn cầu về bảo tồn hổ (GTI), Hiệp định Thành lập Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) và các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực môi trường và đa dạng sinh học theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; tham gia các hoạt động liên chính phủ về Tiếp cận chiến lược trong quản lý hóa chất quốc tế (SAICM);

b) Chủ trì việc lập hồ sơ đề cử công nhận các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, khu Dự trữ sinh quyển thế giới; Vườn di sản ASEAN; hồ sơ đề cử nhận giải thưởng Thành phố bền vững môi trường ASEAN;

c) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về môi trường theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Đầu mối hợp tác với các tổ chức quốc tế hoặc công ước quốc tế trong lĩnh vực sức khỏe môi trường; tham gia mạng lưới sức khỏe môi trường toàn cầu.

16. Thanh tra chuyên ngành về môi trường theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực môi trường theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

17. Tham mưu để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương vê chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học sử dụng nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; tổng hợp, đề xuất phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của các bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn triển khai thực hiện các hoạt động có sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường; phối hợp kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất việc quản lý, sử dụng kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

19. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng cục Môi trương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

20. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định của pháp luật.

21.Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công.

 

Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Môi trường có 18 đơn vị gồm: Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường; Vụ Quản lý chất thải; Vụ Quản lý chất lượng môi trường;Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra; Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế;Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng Tổng cục;Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học;Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc; Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên; Cục Bảo vệ môi trường miền Nam; Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường; Trung tâm Thông tin và Dữ liệu môi trường; Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc; Trung tâm Quan trắc môi trường miền Trung và Tây Nguyên; Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam; Viện Khoa học môi trường.

Tổng cục Môi trường có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2018 và thay thế Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tông cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay10,184
  • Tháng hiện tại157,414
  • Tổng lượt truy cập26,402,734
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây