Năm 2024: Mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%

Với mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS, ngày 14/3/2024, Bộ Y tế ra Quyết định số 612/QĐ-BYT về việc ban hành “Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024”.

Theo ước tính của các chuyên gia, cả nước hiện có tới khoảng 249.000 người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng. Trong năm, cả nước ghi nhận 13.445 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 1.623 trường hợp tử vong. Số người nhiễm HIV đang còn sống là 234.220 trường hợp; (ước tính 5% trong số này là trùng lặp); tổng số người nhiễm HIV tử vong lũy tích là 114.195 trường hợp. Trong số xét nghiệm phát hiện mới HIV năm 2023: 84,28% là nam giới và lây nhiễm qua đường tình dục là 80,8%. Về phân bổ số ca xét nghiệm phát hiện mới theo địa bàn cả nước thì cao nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (33%) và thành phố Hồ Chí Minh (23,5%), khu vực Đông Nam Bộ là 21%, khu vực miền Núi phía Bắc chiếm 9%, khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng mỗi khu vực chiếm 4% đến 7%, khu vực Tây Nguyên thấp nhất (3%). Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ bán dâm được khống chế ở mức thấp (dưới 3%) trong nhiều năm. Tỷ lệ này ở nhóm tiêm chích ma túy là 9,03% và duy trì ổn định trong vài năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng lên một cách đáng lo ngại, từ 6,7% năm 2014 lên 12,47% vào năm 20221. Một số địa phương, tỷ lệ người nhiễm HIV là MSM chiếm đến 50-70% tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện.

Dịch HIV/AIDS có xu hướng giảm chững lại, số người nhiễm HIV phát hiện mới từ nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và vợ, chồng của nhóm này có xu hướng giảm, tuy nhiên nhóm người nhiễm HIV phát hiện trong nhóm nam giới trẻ tuổi từ 15-30 đang gia tăng nhanh, đặc biệt nhóm MSM trẻ. Dịch đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực phía nam và các thành phố lớn nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và các trung tâm giáo dục. Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV khó kiểm soát trong nhóm MSM do các yếu tố liên quan như: sự di biến động giữa các tỉnh, thành phố, hành vi quan hệ tình dục không an toàn và chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức. Dịch HIV đang được phát hiện chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong nhóm này. Nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ là những nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, toàn quốc tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chiếm tới xấp xỉ 60% số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, có những địa phương báo cáo có tới hơn 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong năm qua là thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Dịch đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực phía nam và các thành phố lớn nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và các trung tâm giáo dục. Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV khó kiểm soát trong nhóm MSM do các yếu tố liên quan di biến động giữa các tỉnh, thành phố và hành vi quan hệ tình dục không an toàn, chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả, phụ thuộc nhiều về yếu tố khách quan. Trong khi đó, độ bao phủ của các dịch vụ cũng chưa đáp ứng được các mục tiêu mà chúng ta kỳ vọng. Những thách thức này đang đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần phải quyết tâm, cùng hành động để vượt qua. Tình hình nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng nhưng chưa có giải pháp can thiệp, dự phòng và điều trị đặc hiệu. Nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương giảm đáng kể, có nhiều thay đổi sau khi sát nhập vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Việc sử dụng kinh phí NSNN cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cũng gặp khó khăn do Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính hết hiệu lực. Các tỉnh, thành phố cần xây dựng và trình cấp có thẩm quyền duyệt định mức chi tiêu cho các hoạt động thuộc phạm vi quản lý. Tuy nhiên, đến nay mới có 10 tỉnh, thành phố ban hành. Bảo hiểm y tế là nguồn tài chính chủ yếu trong việc khám, chữa bệnh nhiễm HIV. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng người bệnh đang điều trị ARV bị gián đoạn thẻ BHYT vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn là một rào cản trong việc duy trì điều trị ARV liên tục. Cung ứng thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2021, 2023 chưa thực hiện được mua sắm thuốc ARV từ nguồn NSNN cho các đối tượng được điều trị ARV miễn phí từ ngân sách nhà nước theo quy định. Công tác mua sắm thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT vẫn chậm so với kế hoạch; tình trạng không có nhà thầu tham dự, nhà thầu chưa đáp ứng quy định trong hồ sơ chào thầu vẫn xảy ra và là rào cản lớn trong việc đảm bảo công tác mua sắm thuốc đáp ứng theo nhu cầu kế hoạch. Một số thuốc được sử dụng để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV, trẻ phơi nhiễm với HIV hiện không có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc duy trì điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho trẻ sau khi Quỹ Toàn cầu ngừng viện trợ các thuốc này cho Việt Nam.

Với mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS, ngày 14/3/2024, Bộ Y tế ra Quyết định số 612/QĐ-BYT về việc ban hành “Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024”.

Trong năm 2024, ngành Y tế các cấp từ Trung ương đến cơ sở từng bước đổi mới công tác thông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS để góp phần thực hiện mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao hiểu biết của người dân về HIV, đặc biệt là giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại gia đình, cộng đồng, nơi học tập và làm việc. Tăng cường các hoạt động truyền thông tạo nhu cầu cho nhóm đối tượng đích tiếp cận và sử dụng các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS để góp phần đạt được các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS của địa phương. Thông tin, truyền thông kêu gọi sự tham gia, ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các nhà lãnh đạo và toàn xã hội cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung thực hiện các giải pháp thông tin, giáo dục và truyền thông phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, đơn vị và theo xu hướng chung của xã hội. Tăng cường truyền thông cả bề rộng và chiều sâu để phù hợp với từng nhóm đối tượng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục, trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa cơ sở… Đổi mới thông điệp và kênh truyền thông phù hợp với xu hướng truyền thông hiện nay. Phát huy hiệu quả của truyền thông đại chúng (Ti vi; đài phát thanh; báo in; báo điện tử...); truyền thông qua mạng xã hội như trang tin điện tử, các Apps về HIV/AIDS, Fanpage...; xây dựng các tin, bài, phóng sự, chương trình trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số của các Báo. Triệt để lồng ghép vào các hoạt động truyền thông lĩnh vực sức khỏe và xã hội trong các sự kiện, hội nghị, hội thảo, tập huấn... Ưu tiên lồng ghép các nội dung huyền thông cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV tại các khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, thành phố có nhiều nam thanh niên.

Tập trung triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao như nam quan hệ tình dục đồng giới, người nghiện chích ma túy, người chuyển giới nữ, phụ nữ bán dâm và bạn tình, bạn tiêm chích của người nhiễm HIV. Đa dạng hóa các mô hình cung cấp bao cao su và bơm kim tiêm miễn phí phù hợp với nhu cầu của đối tượng sử dụng, kết hợp với mở rộng cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm qua kênh thương mại; tập trung ưu tiên triển khai cấp bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí ở các vùng trọng điểm và có điều kiện kinh tế khó khăn. Mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) ở cả hệ thống công lập và tư nhân. Rà soát, xác định đối tượng ưu tiên cung cấp dịch vụ PrEP, mở rộng cung cấp thông tin PrEP cho thanh niên trẻ và nhân viên y tế; xây dựng kế hoạch và triển khai đa dạng mô hình, sáng kiến mới trong cung cấp dịch vụ PrEP như cung cấp dịch vụ lưu động, dịch vụ PrEP từ xa (Tele PrEP). Thực hiện kết nối, chuyển gửi và tư vấn các trường hợp xét nghiệm HIV âm tính có nguy cơ cao được tiếp cận với dịch vụ PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV.

Mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; duy trì và mở rộng cấp phát thuốc tại tuyến cơ sở, cấp phát thuốc nhiều ngày; đổi mới, nâng cao chất lượng điều trị cho người nghiện ma túy; xây dựng các mô hình can thiệp cho người sử dụng ma túy tổng hợp. Tập huấn giảng viên (TOT) về xác định tình trạng nghiện cho các tỉnh, thành phố và tập huấn cơ bản về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. Tiếp tục đôn đốc các tỉnh, thành phố thực hiện công bố cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma tuý đặc biệt tại tuyến xã. Truyền thông tăng cường kiến thức và truyền thông tạo cầu về hoạt động can thiệp giảm tác hại trong phòng, chống ma túy. Kiểm tra giám sát các hoạt động can thiệp giảm hại trong phòng, chống ma túy và xác định tình trạng nghiện ma túy. Phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan để triển khai các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai đa dạng hóa các hình thức tư vấn xét nghiệm HIV, bao gồm tư vấn, xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế, cộng đồng, xét nghiệm lưu động, tự xét nghiệm HIV, chú trọng các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV. Chú trọng việc xét nghiệm HIV trong nhóm người quan hệ tình dục đồng giới (MSM), đặc biệt nhóm MSM trẻ tuổi ở các trường học và các khu công nghiệp đông nam giới. Tăng cường quảng bá các dịch vụ xét nghiệm HIV, triển khai các hoạt động tự xét nghiệm HIV, phân phối sinh phẩm tự xét nghiệm qua trang điện tử tuxetnghiem.vn. Mở rộng các phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến huyện, đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Các tỉnh/thành phố chủ động xây dựng phương cách xét nghiệm khẳng định HIV dương tính trong trường hợp các sinh phẩm sẵn có không giống với phương cách xét nghiệm HIV được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khuyến cáo. Đảm bảo việc kết nối chuyển gửi các trường hợp xét nghiệm HIV dương tính đến dịch vụ điều trị ARV; chuyển gửi các trường hợp nguy cơ cao có kết quả xét nghiệm âm tính tới dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV phù hợp.

Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh từ khi xác định nhiễm HIV, trong suốt quá trình tham gia điều trị, đến khi người nhiễm HIV tử vong. Tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi theo quy định tại các Thông tư mới. Áp dụng kỹ thuật chẩn đoán mới nhiễm trong giám sát trọng điểm để đánh giá và ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM. Ban hành Khung theo dõi và đánh giá chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Tiếp tục thực hiện điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV, thúc đẩy điều trị ARV trong ngày và điều trị ARV nhanh, điều trị ARV do BHYT chi trả; tiếp tục kết nối, điều trị HIV/AIDS trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các cơ sở cai nghiện, chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội đảm bảo duy trì điều trị ARV liên tục; triển khai quy trình phối hợp giữa cơ sở điều trị HIV/AIDS, bao gồm điều trị HIV trẻ em, với cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản, cơ sở sản khoa, trong điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế, quy trình phối hợp giữa cơ sở điều trị HIV/AIDS với cơ sở điều trị các bệnh không lây nhiễm, lao, viêm gan vi rút, bệnh lây truyền qua đường tình dục trong chẩn đoán, điều trị và quản lý điều trị người nhiễm HIV; triển khai sàng lọc, chuyển tiếp và quản lý các bệnh không lây nhiễm ở người bệnh HIV. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Phổi, Chương trình chống lao quốc gia và các đối tác liên quan trong triển khai các hoạt động phối hợp HIV/lao, phát hiện tích cực bệnh lao và điều trị lao tiềm ẩn ở người nhiễm HIV, đặc biệt cho người bắt đầu điều trị ARV; phối hợp với cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị lao áp dụng các kỹ thuật sáng kiến mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao ở người nhiễm HIV.  Hướng dẫn các tỉnh/thành phố triển khai sàng lọc bệnh viêm gan vi rút C trên người nhiễm HIV, kết nối chuyển gửi người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C đến các cơ sở có điều trị viêm gan C, đặc biệt đến các cơ sở điều trị viêm gan C được BHYT chi trả. Theo dõi, quản lý điều trị người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C.

Đặc biệt, đảm bảo các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến và công tác phòng, chống ma túy thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến huyện. Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã được UBND tỉnh/thành phố phê duyệt Kế hoạch đảm bảo tài chính nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, báo cáo và tham mưu cấp có thẩm quyền tại địa phương bố trí kinh phí theo kế hoạch đã được phê duyệt. Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định mức hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT theo mức hưởng của pháp luật về BHYT (khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP) và đảm bảo hỗ trợ 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT theo quy định của Quyết định số 2188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thanh toán thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp Quốc gia và chế độ người nhiễm HIV tham gia BHYT. Tiếp tục vận động, điều phối và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ, tài trợ quốc tế thuộc phạm vi quản lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy thuộc trách nhiệm của ngành y tế. Huy động khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Nghiên cứu cơ chế, chính sách tăng cường sự tham gia của tư nhân, doanh nghiệp xã hội, nhóm cộng đồng cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh ngân sách nhà nước bị cắt giảm và đảm bảo tính bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Để khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường và nâng cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo các nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là đảm bảo thuốc điều trị HIV (ARV), thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (methadone) và các hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng, giám sát dịch, truyền thông... Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, bảo đảm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo Kế hoạch năm 2024 và hướng tới đạt mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của địa phương thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; bố trí kinh phí hỗ trợ cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người bệnh HIV có thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ vào tình hình dịch HIV/AIDS và kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2023 của tỉnh/thành phố để xây dựng và ban hành kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024; tham mưu UBND tỉnh, thành phố bố trí đủ nguồn lực, kinh phí NSNN và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị thuộc, trực thuộc có liên quan chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Quản lý, theo dõi, đánh giá, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh, thành phố tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.

 

(Nguồn: https://syt.bacgiang.gov.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay10,533
  • Tháng hiện tại459,512
  • Tổng lượt truy cập26,986,469
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây