Theo đó, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm và tập trung trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 2019 đến ngày 10 tháng 11 năm 2019, với các nội dung chính sau:
Tập trung quán triệt, phổ biến nội dung chính sách, quy định mới, nhất là các nội dung các luật được Quốc hội thông qua trong năm 2018 và năm 2019; tập trung phổ biến, tuyên truyền các lĩnh vực pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề khác của xã hội được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội...
Đồng thời, phổ biến, thông tin về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đồng bộ các biện pháp đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường góp phần xây dựng Chính phủ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật nói chung, pháp luật về tài nguyên và môi trường nói riêng; tiếp tục đổi mới các hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Về hình thức tổ chức thực hiện, căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn các hình thức tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019 cho phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chú trọng đổi mới, đa dạng các hình thức hưởng ứng một cách linh hoạt, tiết kiệm và có sức lan tỏa sâu rộng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa trong việc tổ chức thực hiện, tập trung vào một số hoạt động như sau: (i) Tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hoặc lồng ghép hưởng ứng thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, qua hoạt động chính trị, chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tiễn; lồng ghép trong triển khai hoạt động xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị... (ii) Trong tháng cao điểm tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, khuyến khích tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách-pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân và doanh nghiệp. (iii) Thực hiện tổng kết, đánh giá, tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng, phát hiện, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng đơn vị, các đơn vị chủ động lựa chọn khẩu hiệu phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện đặc thù của đơn vị để bám sát nội dung của Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019. Ngoài ra, các đơn vị có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Chi tiết nội dung Công văn mời xem tại đây
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn