Cuộc đấu tranh Lưu huyết Ngục Kon Tum: 90 năm ghi dấu một chiến công oanh liệt

90 năm đã đi qua kể từ ngày nổ ra cuộc đấu tranh Lưu huyết của những người tù cộng sản yêu nước tại Ngục Kon Tum. 90 năm ghi dấu một chiến công oanh liệt, sự hy sinh anh dũng, bất khuất của các bậc chiến sĩ cách mạng tiền bối, trong gông cùm, xiềng xích, không một vũ khí trong tay, đã đứng lên chống lại kẻ thù, chống lại chính sách áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp và tay sai với tinh thần “Thà chết một người để cứu muôn người”.
Nguồn internet
Nguồn internet
Những năm 1930-1931, sau thất bại của cao trào cách mạng Xô Viết-Nghệ Tĩnh, trong chiêu bài lừa bịp đi “Tự do sinh hoạt”, thực dân Pháp lần lượt đưa các đoàn tù chính trị Cộng sản ở nhà lao các tỉnh đồng bằng lên giam cầm ở Ngục Kon Tum. Tại đây, thực hiện âm mưu lợi dụng Kon Tum nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vắng để giết dần, giết mòn những người Cộng sản, thực dân Pháp đã áp dụng một chế độ cai trị cực kỳ dã man, tàn bạo đối với tù nhân trong công cuộc làm đường 14 xâm lược. Cuộc sống vô cùng tồi tệ, ốm đau, bệnh tật không được cứu chữa; đã vậy lại thường xuyên bị những trận đòn roi, báng súng đánh đập vô cớ, với những trò giết người man rợ của bọn cai, đội và binh lính.

Sáu tháng trên công trường (từ tháng 12/1930 đến tháng 6/1931) các tù nhân phải đương đầu với những âm mưu thâm độc, những trận đòn tàn ác và cái khắc nghiệt của thời tiết. Nỗi đau đớn, thống khổ tột cùng của tù nhân không làm sao kể xiết. Chính vì thế, chỉ trong 6 tháng với 15 km đường đã có 150 trong tổng số 295 tù chính trị bị chết thê thảm, người sống sót chỉ còn da bọc xương và bệnh tật đầy người.

Trước những nỗi thống khổ của anh em tù nhân, hai chi bộ Cộng sản ở Kon Tum lúc bấy giờ là Chi bộ Binh và Chi bộ Đường phố đã phối hợp tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân Thành phố Kon Tum đấu tranh phản đối sự đàn áp của địch, vạch trần tội ác của bọn thực dân đối với tù chính trị làm đường ở Đăk Pao, Đăk Pét, lên án thủ đoạn chia rẽ dân tộc, chia rẽ người Kinh với người Thượng của thực dân Pháp.

Trong khi hai chi bộ đang tích cực tuyên truyền, vận động, thì không may, cơ sở cách mạng ở Trung kỳ bị vỡ, tác động dây chuyền đến Kon Tum. Tổ chức Đảng ở đây cũng bị bại lộ. Địch bắt giam cầm, tra tấn một số đồng chí, một số khác trong đối tượng tình nghi, địch ly gián ra Lao ngoài. Tại đây, số tù chính trị cũ và mới gặp nhau. Trước một tập thể giàu kinh nghiệm và đầy bản lĩnh trên trường tranh đấu, các chiến sỹ Cộng sản đã nhanh chóng hình thành một Ban lãnh đạo chung, tổ chức tuyên truyền, tập duyệt các anh em tù nhân đấu tranh từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ tự phát đến tự giác....Và từ trong tập duyệt đấu tranh, tinh thần, khí thế cách mạng ngày càng được tôi luyện, dâng cao. Những đội Cảm tử, Quyết tử ra đời....Tất cả sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh lớn, quyết sống còn với kẻ địch, mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng của các anh em tù chính trị phản đối việc bắt tù nhân đi làm con đường xâm lược lần thứ 2.

Với tinh thần chuẩn bị sẵn sàng đối phó, với quyết tâm đấu tranh đến cùng, sáng ngày 12/12/1931, khi bọn thực dân tiến hành thực hiện chính sách ly gián tù nhân và chuẩn bị đưa một số tù còn lại lên Đăk Pét làm đường 14 lần thứ hai đã gặp phải sự đấu tranh quyết liệt của tù chính trị ở Lao ngoài, trong đó có nhiều đồng chí trong đội Cảm tử, Quyết tử và Ban phụ trách nhà lao. Anh em tù nhân đã đồng tâm đóng chặt cửa, hô vang các khẩu hiệu phản đối đi làm đường, phản đối chế độ thực dân cai trị, kiên quyết không chịu lên công trường Đăk Pét. Trước sự phản đối quyết liệt của tù nhân, bọn Công sứ, giám binh, nhiều binh lính kéo đến vây ráp, điên cuồng nã súng tàn sát đẫm máu tù nhân làm 8 người chết, 8 người bị thương.

Sau khi đàn áp đẫm máu tù chính trị ở Lao ngoài, địch tiến hành bắt một số người không bị thương, còng tay áp tải lên Đăk Sút, số còn lại, chúng dồn tất cả vào Lao trong. Tại Lao trong, với tinh thần đấu tranh đã được anh em tù nhân chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nên sự việc diễn ra ở Lao ngoài mới chỉ là điểm mở đầu. Tại đây, trong niềm đau thương vô hạn, nỗi uất hận khôn lường, tù nhân càng siết chặt đội ngũ, đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh đến cùng. Những ngày tuyệt thực phản đối chính sách cai trị, cùng với Bản tuyên ngôn chính trị và yêu sách của tù nhân đối với chính quyền thực dân Pháp được đưa ra....Cuộc đấu tranh cứ thế tiếp diễn và tiếp diễn ngày một sục sôi. Nhận thấy không thể lay chuyển được tinh thần, ý chí đấu tranh kiên quyết của tù chính trị, sáng ngày 16/12/1931, thực dân Pháp một lần nữa nã súng tàn sát cuộc đấu tranh tuyệt thực làm 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị thương, đồng thời lập tức áp giải, phân tán số tù nhân còn lại, dập tắt cuộc đấu tranh.

Mặc dù bị kẻ địch đàn áp dã man, tàn bạo, song Cuộc đấu tranh Lưu huyết, với tinh thần quyết tử, chấp nhận hy sinh của các tù chính trị vì mục tiêu cao cả "Chết để sống", "Chết một người để cứu muôn người" đã thể hiện được bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sĩ Cộng sản trước lưỡi lê, mũi súng tàn bạo của quân thù; thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên đấu tranh tìm đến chân lý độc lập, tự do cho mọi người, cho dân tộc, cho Tổ quốc. Cuộc đấu tranh đã gây được tiếng vang lớn đối với dư luận thế giới về quyền tự do công lý và nhân phẩm con người; tạo cho dư luận trong nước và thế giới biết rõ hơn về chính sách cai trị lao tù của Pháp ở Đông Dương; đã lật tẩy được bộ mặt đê hèn với sự giả danh của ngọn cờ "tự do", "bình đẳng", "bác ái" của bọn thực dân xâm lược.

Cuộc đấu tranh Lưu huyết quyết liệt ấy đã thể hiện tinh thần quyết tâm sắt đá, là mệnh lệnh thiêng liêng của trái tim, khối óc của các chiến sĩ Cộng sản trước vận mệnh sống còn của đất nước,của dân tộc. Tuy cuộc đấu tranh bị bọn thực dân tàn sát đẫm máu, nhưng kết quả mang lại là rất to lớn, đã buộc địch phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và chấp nhận nhượng bộ theo yêu sách của anh em tù chính trị đưa ra. Và nhất là từ bỏ việc xây dựng con đường 14 xâm lược, đóng cửa và giải tán bộ máy nhà Ngục Kon Tum-lò giết người Cộng sản vào năm 1934 đã chứng minh sự thừa nhận thất bại của thực dân Pháp trước tinh thần đấu tranh quyết tử của tù chính trị và nhân dân các dân tộc nơi đây.

Tiếp nối truyền thống của những đảng viên kiên trung tại nhà lao Kon Tum năm ấy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, quân và dân các dân tộc Kon Tum đã đứng lên đấu tranh anh dũng, bất khuất, quật cường chống lại các kẻ thù xâm lược, hết thực dân Pháp, phát xít Nhật rồi đến đế quốc Mỹ; chiến tranh nối tiếp chiến tranh, cùng với những mất mát đau thương, những khúc ca bi tráng; các thế hệ cha anh đã viết lên trên mảnh đất Kon Tum những chiến công oai hùng, góp phần làm tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương, dân tộc.

90 năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh những người tù chính trị đã ngã xuống vì độc lập tự do cho đất nước, vì lý tưởng của Đảng đã đi vào lịch sử, tạo nên một hình ảnh Nhà lao Kon Tum kiên cường, bất khuất, một biểu tượng về lòng yêu nước, một tinh thần quả cảm, kiên trung. Các chiến sĩ Cộng sản đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của quê hương Kon Tum anh hùng. Những tấm gương anh dũng hy sinh của các chiến sĩ cách mạng tiền bối sẽ mãi là bản tráng ca bi hùng, đã, đang và sẽ sống mãi trong trái tim người dân Kon Tum và cả dân tộc Việt Nam, trong lịch sử, hiện tại và tương lai./.
BBT (Tổng hợp)

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay10,533
  • Tháng hiện tại455,709
  • Tổng lượt truy cập26,982,666
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây