Chiến thắng Tua Hai - Mở đầu cao trào Đồng Khởi Nam bộ

(ĐCSVN) – Các tham luận tại Hội thảo tiếp tục khẳng định chủ trương lãnh đạo đúng đắn của BCH Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang...

Chiến thắng mang ý nghĩa chính trị to lớn, góp phần củng cố niềm tin và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam, cũng như giáng một đòn bất ngờ vào chính sách thực dân mới của Mỹ, khiến chính quyền Sài Gòn hoang mang, lo sợ.

Ngày 6/1, tại Tây Ninh, Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Tua Hai - Mở đầu cao trào Đồng khởi ở Nam bộ”.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Trương Vĩnh Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Văn Phuông, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam dự hội thảo.
 

chu tri hoi thao
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì hội thảo (Ảnh: HM) 

Thắng lợi đầu tiên châm ngòi cho cao trào Đồng Khởi 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cho biết: Đầu năm 1960, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà trực tiếp là Xứ ủy Nam bộ, lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ phối hợp với quân và dân tỉnh Tây Ninh tổ chức trận tập kích vào căn cứ Tua Hai của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chiến thắng Tua Hai vượt khỏi phạm vi một trận đánh thông thường, đánh dấu bước phát triển mới về trình độ tổ chức, chỉ huy hiệp đồng tác chiến của lực lượng vũ trang miền Nam; trực tiếp làm rung động cả bộ máy kìm kẹp ở Tây Ninh và các tỉnh miền Đông Nam bộ, tạo tình thế cách mạng nhanh chóng chín muồi cho quần chúng nổi dậy. Thắng lợi Tua Hai đã góp phần kiểm nghiệm đường lối cách mạng độc lập, tự chủ của Trung ương Đảng; thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong vận dụng và chỉ đạo thực tiễn của Xứ ủy Nam bộ và tinh thần chủ động của Đảng bộ Liên tỉnh miền Đông, trong đó có Đảng bộ, quân và dân tỉnh Tây Ninh.

Trước tình hình Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngày càng tăng cường đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, nhằm thống nhất đường lối cách mạng Việt Nam, trong đó có phong trào cách mạng miền Nam. Hội nghị xác định con đường của cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc dân chủ nhân dân” bằng khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị Trung ương 15 phản ánh đúng xu thế phát triển khách quan của cách mạng, đáp ứng yêu cầu cháy bỏng của quần chúng nhân dân, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo đối với phong trào cách mạng miền Nam.

le chiem
Thượng tướng Lê Chiêm phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: HM)

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương 15, Xứ ủy Nam bộ kịp thời chỉ đạo Đảng bộ các địa phương miền Nam tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang và hoạt động vũ trang, hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm. Cuối năm 1959, để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đấu tranh vũ trang, Xứ uỷ Nam bộ chủ trương tiến hành một cuộc tiến công quân sự nhằm gây tác động mạnh trên chiến trường toàn Miền, mở đầu phong trào đồng khởi vũ trang giành chính quyền, đồng thời lấy vũ khí của địch trang bị cho các đơn vị vũ trang của ta.

Hiện thực hóa chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ, ngày 26/1/1960, Ban Quân sự Liên tỉnh miền Đông phối hợp với quân và dân Tây Ninh tổ chức trận tập kích căn cứ Tua Hai và giành thắng lợi. Kết quả, ta diệt 76 quân địch, bắt, giáo dục và thả tại chỗ hơn 400 quân, thu gần 1.500 khẩu súng các loại; ta hy sinh 7 người. Đây là thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, châm ngòi cho cao trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ. Chiến thắng mang ý nghĩa chính trị to lớn, góp phần củng cố niềm tin và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam, cũng như giáng một đòn bất ngờ vào chính sách thực dân mới của Mỹ, khiến chính quyền Sài Gòn hoang mang, lo sợ.

Chiến thắng Tua Hai là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào Đồng Khởi những năm 1959-1960, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam. Thắng lợi đó không những góp phần khẳng định tính đúng đắn trong chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thông qua Nghị quyết 15, mà còn là cơ sở để Đảng ta phát triển và hoàn thiện đường lối, phương thức, nghệ thuật đấu tranh cách mạng “hai chân, ba mũi”, trong đó đấu tranh vũ trang ngày càng chiếm vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
 

lanh dao du 1
Các đại biểu tham dự hội thảo (Ảnh: HM) 

Làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn

Ban Tổ chức đã nhận được hơn 70 báo cáo tham luận của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương; các quân khu, quân đoàn, quân, binh chủng, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội… Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập, luận giải từng vấn đề cụ thể, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về chiến thắng Tua Hai.

Tại hội thảo, các đại biểu tiếp tục phân tích tình hình quốc tế và trong nước, âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn từ sau Hiệp định Giơnevơ; khả năng, biện pháp đối phó của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước đòn tiến công của lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ vào Tua Hai nói riêng, phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam nói chung, sự thất bại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; phản ứng của dư luận Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
 

giao duc truyen thong
Chiến thắng Tua Hai góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng (Ảnh: HM) 

Khẳng định chủ trương lãnh đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; sự nhạy bén, sáng tạo của Xứ ủy Nam bộ trong tổ chức phát động, chỉ đạo trận đánh Tua Hai; tinh thần kiên quyết của Đảng bộ Liên tỉnh miền Đông, quyết tâm của Ban Quân sự Liên tỉnh miền Đông. Các tham luận đã nêu bật đặc điểm nét độc đáo của trận đánh Tua Hai; nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức và điều hành trận đánh; nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, binh vận; nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng; nghệ thuật chọn thời cơ và chớp thời cơ tiến hành trận tập kích.

Bên cạnh đó, các tham luận cũng tập trung phân tích tác động, ảnh hưởng của chiến thắng Tua Hai đối với phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam, đến thế và lực của ta trên chiến trường miền Đông Nam bộ. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn về ý nghĩa, giá trị lịch sử của chiến thắng Tua Hai; đúc rút những bài học kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, Thiếu tướng Lê Bửu Tuấn, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7 khẳng định: Đối với Quân khu 7, chiến thắng Tua Hai đã để lại bài học sâu sắc về việc xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn hiện nay. Đó là bài học về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới, nâng cao năng lực làm tham mưu của cơ quan quân sự các cấp trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương. Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang Quân khu vững mạnh toàn diện, có số lượng thích hợp, chất lượng tổng hợp được nâng lên, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang Quân khu…
 

nhan chung
Nhân chứng tham gia vận chuyển vũ  khí chiến lợi phẩm trong trận chiến Tua Hai Lê Văn Thành chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: HM)
*Tối cùng ngày, hơn 2.500 đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Tua Hai (26/1/1960 – 26/1/2020) và dự Chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện lịch sử này tại Di tích lịch sử Chiến thắng Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh./.

http://dangcongsan.vn/thoi-su/chien-thang-tua-hai-mo-dau-cao-trao-dong-khoi-nam-bo-546283.html
 

Nguồn tin: dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay11,158
  • Tháng hiện tại112,980
  • Tổng lượt truy cập27,137,144
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây