Quản lý tốt việc khai thác nước ngầm trong cả nước

Để tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất có hiệu quả hơn nữa, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong đó, đã đề xuất quy định cụ thể, toàn diện về việc khoanh định, phê duyệt, công bố, thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất.

Hiện nay, nguồn nước dưới đất được khai thác để cấp nước cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu cấp nước sinh hoạt đô thị, cấp nước sinh hoạt nông thôn, cấp nước cho sản xuất, ngoài ra còn khai thác để phục vụ cho một số mục đích khác như tưới cà phê, cây công nghiệp ở Tây Nguyên; nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm trên cát ở ven biển miền Trung, bán đảo Cà Mau…

Nước ngầm ở nước ta đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng: mực nước dưới đất bị hạ thấp sâu, liên tục theo thời gian tại Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt là tại một số đô thị lớn tập trung khai thác nguồn nước dưới đất (như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho -Tiền Giang, Bà rịa - Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột…).

Vấn đề khai thác nước tập trung quy mô lớn ngoài việc dẫn đến hạ thấp mực nước sâu còn là nguyên nhân gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước (đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển miền Trung); và có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sụt lún bề mặt đất (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng sông Cửu Long).

Thời gian qua, để quản lý tài nguyên nước nói chung, nước dưới đất nói riêng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như: Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước, trong đó có quy định cụ thể về việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác nước dưới đất để quản lý việc khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất quy mô lưu lượng từ 10m3/ngày đêm trở lên; Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT trong đó có quy định về trình tự, thủ tục khoanh định, công bố và thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất đối với công trình khai thác nước dưới đất có quy mô nhỏ hơn 10m3/ngày đêm nằm trong các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt (trong đó có việc thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh cho công trình khai thác nước dưới đất); Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trong đó có việc quan trắc, giám sát khai thác, sử dụng nước dưới đất); Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; Thông tư số 74/2017/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Để tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất có hiệu quả hơn nữa, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong đó, đã đề xuất quy định cụ thể, toàn diện về việc khoanh định, phê duyệt, công bố, thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tập trung chỉ đạo các địa phương, cơ quan có liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: (i) Tập trung nguồn lực (nhân lực, tài chính) để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tài nguyên nước (trong đó có nội dung quy hoạch nước dưới đất) tại các địa phương; (ii) Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các Đề án Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt, gồm: Đề án bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn (phê duyệt năm 2013) và Đề án điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất (phê duyệt năm 2016); (iii) Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất; kiểm kê tài nguyên nước ở các địa phương để phục vụ công tác quản lý; (iv) Nâng cấp, hoàn thiện hệ mạng lưới quan trắc, tăng cường công tác cảnh báo, dự báo về nước dưới đất; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nước dưới đất.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay17,104
  • Tháng hiện tại182,014
  • Tổng lượt truy cập27,206,178
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây