Hỗ trợ địa phương bảo đảm an ninh nguồn nước

Phục hồi nguồn nước ở 3 lưu vực sông hay tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu là những dự án đang được triển khai nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước tại các địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Pháp triển nông thôn vừa phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam khởi động chương trình hợp tác phục hồi nguồn nước ở 3 lưu vực sông trọng điểm là: sông Đồng Nai, sông Hồng và sông Tiền.
Cụ thể, chương trình được triển khai tại các khu vực: Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (lưu vực sông Đồng Nai), Vườn quốc gia Xuân Sơn (lưu vực sông Hồng) và Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (lưu vực sông Tiền). Đây là những khu vực có giá trị đa dạng sinh học và giá trị kinh tế - xã hội cao, nhưng do khai thác tài nguyên nước, rừng và đất quá mức và việc quản lý các nguồn thải chưa hiệu quả, cộng với tác động của biến đổi khí hậu đã làm suy giảm số lượng và suy thoái chất lượng nước.
Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025, các hệ sinh thái nước ngọt quan trọng được phục hồi, bảo vệ. Cộng đồng cư dân sinh sống trong các vùng lõi và vùng đệm được đào tạo để cùng tham gia thay đổi thói quen sinh hoạt và sản xuất giảm tác động đến nguồn nước, tham gia các hoạt động trồng và giữ rừng; hình thành thói quen giúp bảo vệ, phục hồi và tiết kiệm tài nguyên nước.
Còn tại tỉnh Bình Thuận, sáng 23/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam (GCF2-SACCR).
Dự án có tổng vốn hơn 30,2 triệu USD do Quỹ khí hậu xanh tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc triển khai tại 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa trong giai đoạn 2021 - 2026.
Tại tỉnh Bình Thuận, dự án gồm có 02 hợp phần, trong đó hợp phần 1 là tăng cường an ninh nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ quy mô nhỏ dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến động về lượng mưa và hạn hán do biến đổi khí hậu; hợp phần 2 là tăng cường khả năng chống chịu cho sinh kế của nông hộ nhỏ thông qua nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận thông tin khí hậu, tài chính và thị trường.
Các hoạt động ưu tiên là dịch vụ thủy lợi và nông nghiệp, cụ thể như: hỗ trợ sinh kế và quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và có gắn kết với giảm nghèo và công bằng xã hội thực hiện thích ứng dựa vào cộng đồng, bao gồm việc sử dụng kiến thức bản địa, ưu tiên các cộng đồng dễ tổn thương nhất; thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đảm bảo an ninh nước; đảm bảo an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì và quản lý bền vững đất nông nghiệp; tái cơ cấu hệ thống cây trồng, áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp bền vững và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay11,128
  • Tháng hiện tại465,517
  • Tổng lượt truy cập26,992,474
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây