Bức tranh tổng thể về tài nguyên nước Việt Nam

Theo báo cáo Nghiên cứu độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) với chủ đề: “Việt Nam - Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn” vừa được công bố, mặc dù có nguồn cung nước dồi dào song tài nguyên nước của Việt Nam đã xuất hiện tình trạng căng thẳng, rủi ro lớn và gia tăng cả về số lượng và chất lượng nước.
Lưu vực sông Mê Công
Lưu vực sông Mê Công

Bên cạnh đó, do các hoạt động phát triển gia tăng, sẽ phát sinh sự cạnh tranh về nhu cầu nước dẫn đến phải lựa chọn giữa các mục tiêu khác nhau.

Theo WB, tăng trưởng nhanh tạo sức ép cho nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng nhanh tạo áp lực cho nguồn tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường. Áp lực lớn nhất cho tài nguyên nước là do tốc độ phát triển và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Việc phát triển cơ sở hạ tầng khai thác, sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng nhanh chóng cũng như các rủi ro gắn với nước như ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã vượt nhanh hơn so với khả năng quản lý, điều tiết việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước cũng như quản lý rủi ro của thể chế ngành nước. “Sự suy giảm tài nguyên và gia tăng rủi ro sẽ góp phần làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai trừ khi có sự thay đổi trong công tác quản trị nước” – WB khuyến cáo.

Theo WB, tài nguyên nước Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận. Điều đó được minh chứng bằng con số cụ thể: Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3500 con sông, lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2000 mm. Nước mặt và nguồn dự trữ nước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớn các nguồn tài nguyên này có thể khai thác, sử dụng. Sông Mê Công, Hồng – Thái Bình và Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sông Mê Công có diện tích lưu vực là 800.000 km2, bằng diện tích nước Pháp, chảy xuyên 6 quốc gia. Việt Nam chỉ chiếm 8% diện tích của toàn lưu vực sông Mê Công. Lượng nước chảy về Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng nước của Philipin và Úc. Sông Hồng – Thái Bình có diện tích lưu vực là 155.000 km2 và lượng chảy vào Việt Nam từ ngoài lãnh thổ là 137 tỷ m3, nhiều hơn tổng lượng nước của Anh quốc. Lượng nước trung bình đầu người là 9.434 m3, mức cao hơn so với tiêu chuẩn của vùng và toàn cầu.
 

31 5 2019 3
Một góc sông Sài Gòn - Đồng Nai

Tuy nhiên, phần lớn tài nguyên nước Việt Nam lại nằm ngoài khả năng quản lý của quốc gia vì 2/3 tổng lượng nước chảy vào từ quốc gia thượng nguồn. Do vậy, nguồn nước nội sinh của Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực, mức bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 4.200 m3 so với con số trung bình là 4.900 m3 ở Đông Nam Á. Tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo mùa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa ngắn. Các con sông thường đầy nước vào mùa mưa nhưng lại khô hạn vào mùa khô. Cạnh đó, nguồn tài nguyên nước cũng phân bố không đều theo không gian.

WB cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đã phát triển và khai thác nguồn tài nguyên quý giá này phục vụ lợi ích của người dân. Với hơn 7500 đập và hồ chứa, 4 triệu ha diện tích tưới, nông nghiệp là sinh kế của khoảng một nửa lực lượng lao động của đất nước và mỗi gia đình, đóng góp gần 1/5 thu nhập quốc gia. Thủy điện đã tạo ra khoảng 37% sản lượng điện của quốc gia. Đầu tư lớn đã tạo ra nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho các hộ gia đình.

Song thực tế hiện nay, nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng nhưng có ít thông tin về tác động đến tài nguyên nước.

Phát triển nhanh là nguyên nhân gây căng thẳng tài nguyên nước. Mặc dù nguồn nước dồi dào ở khắp đất nước song do nhu cầu phát triển nhanh chóng đã tạo ra áp lực cho nguồn tài nguyên nước. Chính phủ đã xác định xác định các lưu vực sông Mã, Hương, Ninh Thuận/Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu đang đối mặt với nguy cơ căng thẳng vào mùa khô. Kết quả nghiên cứu của Nhóm 2030 chỉ ra rằng ở Cụm sông Đông Nam Bộ và lưu vực sông Mã đã có hiện tượng khai thác nước quá mức, không bền vững.

Trong những năm tới, căng thẳng nước sẽ tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và nguồn tài nguyên thiên nhiên trừ khi áp dụng ngay các hành động can thiệp. Nhu cầu gia tăng sẽ khiến 11 trong số 16 lưu vực sông lớn ở Việt Nam phải đối mặt với căng thẳng về nước vào năm 2030 và tình trạng căng thẳng về nước sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế nếu chúng ta không có biện pháp can thiệp. Giảm thiểu căng thẳng nước là rất quan trọng đặc biệt là trên 4 lưu vực sông chính tạo ra 80% GDP của Việt Nam là sông Hồng, Thái Bình, Cửu Long, Đồng Nai và nhóm lưu vực sông Đông Nam bộ.

Trước thực tế trên, theo báo cáo Nghiên cứu của WB chỉ ra rằng, bảo vệ tài nguyên nước là mục tiêu ưu tiên song cần bảo đảm không gây ra những tổn thất về kinh tế.

BBT (Nguồn: báo TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay9,025
  • Tháng hiện tại194,127
  • Tổng lượt truy cập27,218,291
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây