Tổ chức khảo sát thực tiễn ở một số mô hình tích tụ đất đai ở các địa phương; tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến các Ban, Bộ, ngành, đặc biệt là lắng nghe ý kiến từ đại diện nông dân, doanh nghiệp để đảm bảo mọi đối tượng được hưởng lợi từ quá trình tích tụ, tập trung đất đai cũng như tái cơ cấu khu vực nông nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm tích tụ, góp đất ở một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc... Trên cơ sở đó, Bộ đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Điều tra, đánh giá, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; sơ kêt đánh giá tình hình thi hành Luật đất đai trong đó có các chính sách về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa, đất có rừng phòng hộ, đặc dụng,...để sửa đổi bổ sung, hoàn thiện.
Ban hành theo thẩm quyền quy định về chứng nhận tài sản trên đất để nông dân, doanh nghiệp có thể thế chấp tài sản trên đất vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nội dung của Đề án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện đề án sẽ là cơ sở để xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nông dân, doanh nghiệp.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)