Quản lý và sử dụng hiệu quả đất nông, lâm trường

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian tới, Bộ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường khi xây dựng dự thảo Nghị định mới về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Cử tri tỉnh Hòa Bình phản ánh, hiện nay diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý còn rất lớn nhưng manh mún, không phát huy hiệu quả kinh tế, chỉ mang tính phát canh thu tô. Do vậy, đề nghị nghiên các cơ quan chức năng cứu rà soát, có cơ chế điều chỉnh chính sách quản lý, sử dụng đối với đất nông, lâm trường trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời có phương án thu hồi và bàn giao lại cho địa phương quản lý để giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và thu hút đầu tư các công trình, dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thu hồi và bàn giao đất nông, lâm trường về địa phương
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị khoá IX về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh đã đạt được kết quả quan trọng, song vẫn còn có những mục tiêu chưa đạt được. Để tiếp tục sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, cả nước có 256 công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếp, đổi mới. Các công ty đã rà soát, xây dựng phương án sử dụng đất đảm bảo phù hợp với hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng địa phương. Diện tích đất các công ty giữ lại đã được rà soát, cắm mốc để quản lý, sử dụng hiệu quả; đồng thời thực hiện bàn giao một phần diện tích đất đai cho địa phương để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người có nhu cầu chính đáng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân ở địa phương.
Theo thống kê, trước khi thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng 2.229.601 ha, gồm: đất nông nghiệp 2.192.787 ha, đất phi nông nghiệp 36.813 ha. Theo phương án sử dụng đất tại các văn bản trên, các công ty tiếp tục quản lý, sử dụng 1.868.513 ha, gồm: đất nông nghiệp 1.817.405 ha, đất phi nông nghiệp 7.123 ha, đất chưa sử dụng 33.407 ha; diện tích dự kiến bàn giao về địa phương là 463.088 ha. Hiện đã thực hiện bàn giao về địa phương 91.468 ha còn 371.620 ha chưa bàn giao.
Trong quá trình thực hiện, các vấn đề tồn tại trong quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường đã từng bước được cải thiện, giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, khiếu nại về đất đai, tạo sự đồng thuận giữa người dân địa phương với doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, bền vững.
28 9 2022 5
Ảnh minh họa
Cơ chế, chính sách để quản lý đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp
Về cơ chế, chính sách để quản lý đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã có các quy định cụ thể. Mặt khác, để tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường, Quốc hội khoá XIII tiếp tục ban hành Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện "Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh", đến nay, đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Để tiếp tục giải quyết những tồn tại, yếu kém và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai (bao gồm cả đất đai do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý), trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất khi xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và bám sát quan điểm tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Nội dung kiến nghị của cử tri cũng đang được xem xét để bổ sung quy định cho phù hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập466
  • Hôm nay34,190
  • Tháng hiện tại141,860
  • Tổng lượt truy cập26,387,180
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây