Đề nghị phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn đề nghị Quốc hội, Chính phủ phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, đối với các dự án sử dụng diện tích rừng tự nhiên từ 20 hecta trở xuống.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 27/10, Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật về không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác, trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc các dự án đặc biệt cấp thiết do Chính phủ quyết định, dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, tiếp tục thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên đến năm 2030, không khai thác gỗ rừng tự nhiên… tỉnh Bắc Kạn đồng tình và thực hiện nghiêm.
Tuy nhiên, với diện tích rừng tự nhiên lớn, chiếm 56% diện tích đất tự nhiên, trong đó có khoảng 30% diện tích rừng thuộc trạng thái rừng vầu, nứa nhỏ, rừng tự nhiên chưa có trữ lượng, khoảng 35.000 hecta, khả năng phát triển thành rừng có trữ lượng, chất lượng, hiệu quả kinh tế là không cao, không tạo thu nhập cho người dân được giao quản lý, bảo vệ.
Chính sách giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên không kịp thời. Năm 2021 kinh phí giao khoán hỗ trợ phát triển rừng rất thấp, chỉ 400.000 đồng/một hecta/năm. Các chính sách về chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường rừng cơ bản chưa được thực hiện, người dân thiếu đất sản xuất, không đảm bảo đời sống và điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Đó là căn nguyên của các mâu thuẫn và bất cập trong thực hiện mục tiêu bảo vệ rừng tự nhiên.
Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ có chủ trương thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng, bổ sung làm giàu rừng các loài cây cho thu hoạch lâm sản ngoài gỗ và có hướng dẫn việc hưởng lợi đối với cây trồng này, góp phần giúp người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện bảo vệ tốt rừng tự nhiên, đồng thời tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, đối với các dự án có sử dụng diện tích rừng tự nhiên từ 20 hecta trở xuống để đảm bảo chủ động và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng rừng tự nhiên.
Điều 61 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định có 5 loại dịch vụ môi trường rừng. Luật được thông qua đến nay đã 5 năm, tuy nhiên, không phải dịch vụ môi trường rừng nào cũng được các bên sử dụng dịch vụ chi trả cho người dân. Đơn cử như dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
Tại khoản 5 Điều 57 Nghị định 156 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp cũng quy định, đến hết năm 2020 thực hiện xong thí điểm việc chi trả tiền dịch vụ này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thực hiện tổng kết và trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ carbon rừng. Tuy nhiên, văn bản của Chính phủ quy định về nội dung này chưa được ban hành.
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, nhằm giảm áp lực phá rừng, tăng cường nguồn lực bảo vệ rừng tự nhiên, rất cần những giải pháp cụ thể, kịp thời, hệ thống thể chế hoàn chỉnh để có cơ sở pháp lý vững chắc, tạo ra nguồn lực chi trả xứng đáng, đảm bảo đời sống cho người dân được giao, quản lý, bảo vệ rừng và cho hoạt động quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho các địa phương có diện tích và tỷ lệ che phủ rừng lớn như Bắc Kạn.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay26,070
  • Tháng hiện tại133,740
  • Tổng lượt truy cập26,379,060
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây