Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại các cơ sở, khu vực công ích, các điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải từ các đô thị loại II trở lên đang gây suy thoái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020: (i) Xử lý ô nhiễm môi trường của 30 bãi rác, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái, cải tạo và phục hồi môi trường; (ii) Thu gom, tiêu hủy thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì tồn lưu và cải thiện, phục hồi môi trường đối với 70 điểm tồn lưu bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì tồn lưu gây ra; (iii) Đầu tư xây dựng 3 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 3 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

Cơ quan quản lý Chương trình là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020 với tổng kinh phí 535 tỷ đồng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình theo các Quyết định: số1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013; số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010; số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008; số 1435/QĐ-TTg ngày 18/8/2014; số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006; số187/2007/QĐ-TTg ngày 3/12/2007 và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật mới phát sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chương trình gồm 03 dự án thành phần:

Dự án thành phần số 1: Xử lý triệt để các cơ sở, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo Quyết định số 1788/QĐ -TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung chủ yếu của dự án là: Điều tra, đánh giá, xác định mức độ và phạm vi ô nhiễm môi trường gây ra từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đã được đóng cửa; xây dựng phương án, kế hoạch khắc phục, cải tạo, nâng cấp hoặc đầu tư mới các công trình xử lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.

Dự án thành phần số 2: Xử lý và cải thiện môi trường tại một số khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu.

Nội dung nhiệm vụ chủ yếu của dự án là: Điều tra, đánh giá, xác định mức độ và phạm vi ô nhiễm 70 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng; xây dựng dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai các hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Dự án thành phần số 3. Đầu tư xây dựng 03 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 03 lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

Nội dung nhiệm vụ chủ yếu của dự án là: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng dự án đầu tư công trình thu gom, xử lý nước thải; tìm kiếm nguồn vốn vay ODA và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác sau khi Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiến hành triển khai xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, vận hành bền vững các công trình bảo vệ môi trường thuộc Chương trình sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư; lập báo cáo xác nhận việc hoàn thành các nội dung xử lý, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Để triển khai thực hiện Chương trình, một số giải pháp được đề ra: Về cơ chế, chính sách cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định quản lý các công trình xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; rà soát, xây dựng các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường để hướng dẫn các Bộ, ngành địa phương triển khai Chương trình có hiệu quả, đúng mục tiêu. Về hợp tác quốc tế, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ về xử lý ô nhiễm môi trường; huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi; Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách rõ ràng, linh hoạt để tạo môi trường minh bạch, thuận lợi, có hiệu quả cho việc thực thi Chương trình; đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa Việt Nam với các nhà tài trợ cho lĩnh vực xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ và đảm bảo thực hiện theo đúng các thỏa thuận đã được cam kết. Về khoa học và công nghệ định hướng sẽ tập trung tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ cua Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

Đồng thời chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định vê quản lý các công trình xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến khác phục ô nhiễm và cải thiện môi trường bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đê ra của Chương trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường cân đối, bố trí vốn đầu tư phat triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm để thực hiện Chương trình; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ, bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình.

Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương; Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thưc hiên Chương trình; Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hằng năm của Bộ, ngành và địa phương, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan; Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trinh ở địa phương theo quy định.

Tải chi tiết nội dung văn bản tại đây.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay17,216
  • Tháng hiện tại395,394
  • Tổng lượt truy cập27,419,558
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây