Thế nhưng trên thực tế vẫn còn có sự bất cập trong quản lý chất thải rắn, chưa thống nhất và đồng bộ trong quản lý chất thải từ trung ương tới địa phương; hiệu lực, hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt chưa cao; xu hướng, mức độ phát sinh chất thải rắn đang tiếp tục gia tăng, nhất là chất thải rắn sinh hoạt ở các khu vực đô thị.
Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam chưa có chế tài áp dụng và đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý chất thải rắn tại nguồn; nguồn lực còn hạn chế, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng ở ngước ta ngày càng đa dạng nhưng hiệu quả thực tế chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ.
Bộ TN&MT cho rằng, thời gian tới, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Đó là kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác, tuyên truyền, bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý chất thải rắn, thu hút nguồn lực tham gia đầu tư trong lĩnh vực này….; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về mô hình xử lý chất thải phù hợp…
Dự kiến thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050…
Để có nguồn lực mạnh, Việt Nam sẽ huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, vốn huy động từ các tổ chức… Đồng thời tiếp tục tăng cường xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và áp dụng cơ chế giá dịch vụ công trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt…
Để nâng tính khả thi của các giải pháp xử lý rác, Việt Nam tăng cường nghiên cứu khoa học, hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị tái chế, xử lý chất thả rắn; định hướng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện của các vùng miền, địa phương và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Để có thể xử lý căn cơ bài toàn rác thải, Việt Nam cần thực hiện cho được 2 điều cốt yếu: phân loại rác tại nguồn và đánh giá rác thải như một nguồn tài nguyên.
Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn