Theo báo cáo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, hệ thống canh tác lúa cải tiến là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, được tiến hành tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến mang lại hiệu quả và năng suất cao, góp phần giảm phát thải nhà kính trên cơ sở các tác động về mặt kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và tiết kiệm nước tưới.
Đặc biệt, việc áp dụng rộng rãi hệ thống thâm canh lúa cải tiến là rất cần thiết trong bối cảnh nền nông nghiệp hiện nay đang chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) đã được Bộ NN&PTNT xác định là quy trình “canh tác thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu”. SRI là một trong các giải pháp canh tác chính trong các văn bản chỉ đạo sản xuất, các chương trình, đề án, dự án liên quan đến sản xuất lúa bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phác thải nhà kính.
Chương trình SRI bắt đầu từ năm 2003. Đến nay đã được triển khai ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc với hàng triệu nông dân ở 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia.
Trong khuôn khổ thực hiện dự án, Ban quản lý dự án đã tập trung triển khai 7 hoạt động trọng tâm để hỗ trợ hội viên nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường. Đáng chú ý, cùng với việc tổ chức các hoạt động khảo sát, tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, dự án còn thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu lúa gạo SRI và kết nối thị trường tiêu thụ.
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn