Những đề xuất cần thiết trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi

Thực tiễn quản lý nước lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) và quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho thấy các nội dung trọng tâm cần đánh giá, nghiên cứu trong Luật bảo vệ môi trường sửa đổi sắp tới.

Thứ nhất, về quy hoạch cần được sửa đổi bảo đảm thống nhất đồng bộ với pháp luật về quy hoạch và yêu cầu BVMT trong xu thế phát triển chung. Trong đó, phân vùng môi trường là một nội dung chính của quy hoạch BVMT. Theo đó, đề xuất 03 cấp độ phân vùng môi trường là căn cứ quyết định cho phép các dự án đầu tư phát triển.

Vùng nhạy cảm cấp độ 1: Là vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm khu dân cư tập trung, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng nước cấp cho mục đích sinh hoạt và vùng có các yếu tố, đối tượng nhạy cảm đặc biệt khác cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Vùng nhạy cảm cấp độ 2: Là vùng hạn chế tác động, bao gồm vùng đệm của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng thuộc khu di sản thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực có hệ thông đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, cỏ biển, thủy sinh quan trọng cần được bảo vệ.

Vùng nhạy cảm cấp độ 3: Là vùng khác còn lại trên địa bàn quản lý. Tuy nhiên, cần quy định rõ các nội dung chính của quy hoạch BVMT quốc gia, nội dung BVMT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; trách nhiệm lập quy hoạch BVMT quốc gia, nội dung BVMT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Thứ hai, về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): Theo đó, Dự án Luật cần để thu hẹp đối tượng phải thực hiện ĐMC so với Luật BVMT năm 2014. Theo đó, chỉ thực hiện ĐMC đối với các quy hoạch theo quy định trong Luật quy hoạch. Còn đối với các chiến lược, kế hoạch không phải thực hiện ĐMC để tránh việc thực hiện mang tính hình thức hoặc chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, về đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Dự án Luật cũng cần thiết bổ sung đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đề xuất chủ trương đầu tư dự án để phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công. Kết quả đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một phần trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Đối tượng phải thực hiện ĐTM cũng cần được bổ sung, sửa đổi bảo đảm thống nhất với dự án đầu tư, đầu tư xây dựng theo tiêu chí phân loại của Luật Đầu tư công và nâng cao hiệu quả quản lý và quá trình tổ chức thực hiện. Theo đó, chỉ các dự án đầu tư xây dựng mới có công trình xử lý chất thải và các dự án khác có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mới phải thực hiện báo cáo ĐTM; các dự án khác không thuộc diện này và dự án áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có không phải thực hiện ĐTM.

Các đối tượng phải thực hiện ĐTM được phân thành 02 nhóm cơ bản, đó là: (1). Có tác động xấu đến môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. (2). Ít có tác động xấu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để đưa ra các công cụ quản lý phù hợp.

Bên cạnh đó, thủ tục phê duyệt báo cáo ĐTM như hiện nay được bãi bỏ và sửa đổi việc thẩm định báo cáo ĐTM theo hướng báo cáo ĐTM do chủ dự án lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; cơ quan thẩm định chỉ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép khai thác khoáng sản,...
 

02 3 2020 2
 

Người quyết định đầu tư sẽ tự phê duyệt các nội dung BVMT cùng với phê duyệt dự án đầu tư theo quy định. Kế hoạch BVMT đối với các dự án ít có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng được bãi bỏ nhằm khắc phục tính hình thức, tốn kém nguồn lực của nhà nước, xã hội và doanh nghiệp.

Thứ tư, về giấy phép môi trường: Dự án Luật hợp nhất, tích hợp các loại giấy phép về môi trường và xả nước thải vào nguồn nước như hiện nay như giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT; giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; giấy phép xử lý chất thải nguy hại; sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; giấy phép xả khí thải; xác nhận kế hoạch BVMT; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi…, vào 01 loại giấy phép – giấy phép môi trường để cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm phiền hà, tốn kém kinh phí xin cấp giấy phép của doanh nghiệp.

Thứ năm, về quản lý chất thải: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với thực tiễn, tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn, coi chất thải là tài nguyên, trong đó quản lý chất thải theo vòng đời sản xuất, thải bỏ sản phẩm nhằm thúc đẩy tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng chất thải; tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, cơ chế tài chính trong quản lý chất thải; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức, người dân trong quản lý chất thải.

Đồng thời, về công cụ kinh tế, nguồn lực cho bảo vệ môi trường: Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ hơn các công cụ kinh tế, các ưu đãi về BVMT, các nội dung chi cho BVMT nhằm khuyến khích phát triển năng lượng sạch, tái tạo; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nông nghiệp sinh thái; sản xuất và tiêu dùng bền vững; lối sống, hành vi ứng xử thân thiện với môi trường; Bổ sung những ưu đãi mới đã có các văn bản dưới Luật; phân tách hoạt động BVMT được ưu đãi; hoạt động BVMT được hỗ trợ; bổ sung thuế BVMT; mua sắm xanh và chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay20,917
  • Tháng hiện tại303,833
  • Tổng lượt truy cập27,327,997
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây