Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH) là những vấn đề rộng lớn, có liên hệ mật thiết đối với quá trình phát triển của tất cả các ngành kinh tế, các khía cạnh của đời sống xã hội. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, công tác quản lý tài nguyên (QLTN), bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với BĐKH cũng cần phải được hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của KTTT.

Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2016 đến 2020; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành xây dựng dự thảo Đề án "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đề án hiện đang được lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân, bộ ngành, địa phương.

Từng bước loại bỏ các rào cản của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Đề án được xây dựng dựa trên quan điểm xuyên suốt như sau: Hoàn thiện thể chế KTTT trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH trên là yêu cầu khách quan và nhiệm vụ quan trọng để tạo ra các động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác BVMT và chủ động ứng phó với BĐKH. Hoàn thiện thể chế KTTT trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH theo hướng từng bước loại bỏ các rào cản của hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế của đất nước. Người dân, doanh nghiệp là trọng tâm hướng đến của quá trình hoàn thiện thể chế KTTT trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo phát triển, định hướng, tổ chức thực hiện, điều tiết, kiểm tra, giám sát và giải quyết các khiếm khuyết của KTTT. Hoạt động chỉ đạo, điều hành trong công tác QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc của KTTT. Đặc biệt, cần vận dụng thống nhất cả hai phương diện “mục đích” và “phương tiện” của sở hữu toàn dân về tài nguyên, coi tài nguyên là nguồn lực đầu vào ngày càng khan hiếm và nền tảng để phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các thành phần kinh tế.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế KTTT trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH phải đặc biệt chú ý đến sự ổn định, bền vững trong nước, đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp dân tộc, bình đẳng trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng và điều kiện thực tiễn của Việt Nam về hoàn thiện thể chế KTTT và bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần tạo ra những động lực mới đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững.

Mục tiêu cụ thể là: Nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng và cách thức Nhà nước QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH trong nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế ở Việt Nam; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy, hạ tầng thông tin kỹ thuật, các công cụ hỗ trợ QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH đồng bộ với đặc trưng của KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế của Việt Nam; Từng bước tạo lập các điều kiện để hình thành, vận hành và phát triển thị trường trong lĩnh vực tài nguyên; thị trường các dịch vụ BVMT và ứng phó với BĐKH trên cơ sở vận dụng và tôn trọng các nguyên tắc, quy luật của KTTT; Tạo ra những động lực mới trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, quy luật của KTTT để huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào QLTN, BVMT, ứng phó với BĐKH.
 

6 nhiệm vụ và giải pháp

Để triển khai đề án này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng cường nghiên cứu, quán triệt và thống nhất nhận thức về hoàn thiện thể chế KTTT trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH. Trong đó, cần chú trọng tổng kết lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn về quản lý đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, BVMT và ứng phó với BĐKH trong nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở Việt Nam để xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng và các cách thức nhà nước vận dụng các quy luật, nguyên tắc của KTTT trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để đảm bảo phát triển đồng bộ, minh bạch các yếu tố thị trường, các dạng thị trường trong các lĩnh vực tài nguyên, môi trường và BĐKH.

a. Rà soát, đánh giá, hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển; BVMT và ứng phó với BĐKH nhằm loại bỏ các rào cản, đảm bảo phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường trên cơ sở nhận thức, tôn trọng và tuân thủ đúng các nguyên lý, quy luật của KTTT. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các nhiệm vụ sau:

- Nhận thức đầy đủ hơn, vận dụng toàn diện hơn cả hai phương diện mục tiêu và phương tiện của quan điểm sở hữu toàn dân trong quá trình thể chế hóa các quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên.

- Chế định rõ hơn, phân định rõ hơn nội dung về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giải trình của Nhà nước đối với các chức năng cơ bản của Nhà nước về với các dạng tài nguyên, bao gồm: chức năng quản lý Nhà nước, chức năng đại diện sở hữu toàn dân của Nhà nước, phân định rõ giữa các nhánh quyền lực của bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp), đặc biệt cần làm rõ chức năng của chính quyền cấp địa phương đối với từng loại đất, từng dạng tài nguyên.

- Quy định rõ các quyền của người sử dụng đất theo hướng công nhận là quyền tài sản, được pháp luật bảo hộ.

- Quy định rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý, sử dụng đất, sự vận động của đất đai trong nền KTTT như về quy hoạch, kế hoạch, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giá đất, lịch sử đất đai; mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Quy định rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong các hoạt động về khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển, BVMT và đa dạng sinh học.

- Quy định rõ hơn đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực TNMT như: hoạt động quan trắc môi trường, thăm dò khoáng sản, thực hiện đánh giá ĐMC, ĐTM…).

- Quy định rõ về đại diện quyền sở hữu về tài nguyên biển, quyền sử dụng công cộng tại các bãi biển và các khu vực biển quan trọng để đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển và tính liên tục của các hệ sinh thái từ dưới biển lên bờ.

- Quy định rõ về thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ khí nhà kính vào các nguyên tắc, yêu cầu lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong các luật về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên biển, BVMT và đa dạng sinh học.

- Quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc phản biện, giám sát, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và thực thi các chính sách, pháp luật về tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH.

- Hoàn thiện các quy định về hòa giải, trọng tài trong giải quyết tranh chấp, xung đột về TNMT.

- Giảm sự chồng chéo giữa các Luật về tài nguyên, BVMT với hệ thống pháp luật có liên quan.

b. Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng đối với từng dạng tài nguyên; BVMT và thích ứng với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính:

- Điều tra, đánh giá, nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế hợp tác công tư trong các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản, điều tra đánh giá tài nguyên nước; khai thác, sử dụng bền vững các công viên địa chất quốc gia; hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế chất thải rắn.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành bộ tiêu chí và các điều kiện tham gia thị trường của từng loại đất gắn liền với các quyền của người sử dụng đất và từng chủ thể sử dụng đất.

- Rà soát, thí điểm, đánh giá và đề xuất lộ trình và các điều kiện quản lý phù hợp để xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực TNMT và BĐKH.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định, thẩm định giá đất và thuê tư vấn để xác định giá đất.

- Xây dựng khung chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ để thu hồi tối đa khoáng sản, khoáng sản có hàm lượng nghèo, điều kiện khai thác khó khăn.

- Xây dựng cơ chế, chính để hình thành, vận hành thị trường chuyển nhượng các quyền khai thác, sử dụng tài sản tài nguyên nước, quyền xả thải vào nguồn nước.

- Điều tra, đánh giá thực trạng năng lực sản xuất và phát triển thị trường các ngành công nghiệp cung ứng hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH, xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

- Xây dựng khung chính sách và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các hàng hóa và dịch vụ môi trường, ứng phó với BĐKH, sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Điều tra, đánh giá xây dựng chính sách đẩy mạnh thương mại hóa các hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực phát triển công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH.

c. Đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng về các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, hệ thống các hàng rào phi thuế quan về TNMT trong các hoạt động xuất - nhập khẩu; thông tin về thị trường của hàng hóa và dịch vụ môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Điều tra, đánh giá thực trạng và xây dựng chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường đối với các hàng hóa và dịch vụ môi trường; sản phẩm thân thiện với môi trường của Việt Nam.

Thứ ba, phát huy vai trò của Nhà nước trong định hướng, phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, tăng cường BVMT và ứng phó với BĐKH trong nền KTTT.

a. Tăng cường vai trò của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có vai trò định hướng, phân bổ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn lực tài nguyên, tăng cường BVMT và ứng phó với BĐKH trong nền KTTT.

b. Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với TNMT trong nền KTTT để hỗ trợ cho việc xây dựng, theo dõi và giám sát của các cấp, các ngành.

c. Xây dựng và thực hiện định hướng chiến lược hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TNMT và BĐKH trong bối cảnh mới, cải thiện, khắc phục các bất cập, tồn tại để huy động nguồn lực từ các đối tác phát triển, các định chế tài chính toàn cầu.

Thứ tư, tăng cường vai trò của các công cụ kinh tế, cơ chế tài chính để điều tiết, thúc đẩy việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH; giải quyết các khiếm khuyết của KTTT.

a. Hoàn thiện các phương pháp, quy trình xác định giá đất, giá các loại tài nguyên, dịch vụ BVMT theo nguyên tắc phản ánh quan hệ cung cầu trong cơ chế thị trường cạnh tranh, đảm bảo tính công bằng và là công cụ để Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

b. Nghiên cứu tái cấu trúc hệ thống các công cụ kinh tế như thuế, phí và lệ phí về đất đai, tài nguyên; BVMT và ứng phó với BĐKH; chi tiêu ngân sách gắn với chủ trương về cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời phát huy vai trò của các công cụ này trong điều tiết hành vi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; người dân để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng cường BVMT và ứng phó với BĐKH, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

c. Hoàn thiện mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH theo hướng tinh, gọn và hiệu quả.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cơ chế thực thi, giám sát để đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở Việt Nam

a. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về TNMT và BĐKH.

b. Tăng cường cơ chế phối hợp, thực thi; hoạt động thanh tra, giám sát chính sách, pháp luật về QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH.

c. Tiếp tục thực hiện rà soát, đánh giá hệ thống các thủ tục hành chính trong ngành TNMT, cắt giảm các thủ tục không cần thiết; tăng cường ứng đụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính trong toàn ngành TNMT.

Thứ sáu, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH với thể chế KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế

- Xác định rõ về vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH trong nền KTTT và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về TNMT và BĐKH với các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong QLTN, BVMT và ứng phó với BĐKH.

 

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay9,025
  • Tháng hiện tại193,882
  • Tổng lượt truy cập27,218,046
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây