Giảm thiểu rác thải nhựa trong doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng đến kinh tế tuần hoàn

(TN&MT) - Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã thay đổi cách tiếp cận quản lý môi trường, trong đó mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với một sản phẩm, kể cả khi sản phẩm đấy trở thành rác thải. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi và tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần.

Lợi ích kép từ giảm thiểu rác thải trong doanh nghiệp

Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới là 10% do việc quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để. Riêng tại Đà Nẵng, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm khoảng 8,3% lượng rác phát sinh.

Trước thực trạng về môi trường ở nước ta, trong những qua, Chính phủ và Bộ TN&MT đã có nhiều chủ trương, chính sách kiên định với định hướng “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Phát triển kinh tế xanh, bền vững thông qua việc giảm rác thải nhựa, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn được xem là lợi ích kép cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) cho biết, với mục đích, giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, CED đang phối hợp với các đối tác tại Việt Nam triển khai dự án “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa” do Quỹ PepsiCo (PepsiCo Foundation) tài trợ. Dự án sẽ phối hợp với các đối tác thực hiện một chuỗi các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần trong khu vực tư nhân để nhựa không còn là rác thải.
 

9 12 2020 2
Giảm thiểu rác thải nhựa trong doanh nhiệp không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp

“Dự án tập trung nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho hai nhóm đối tượng chính là doanh nghiệp nhỏ và vừa và các bạn trẻ và các nhà lãnh đạo trẻ. Đối với doanh nghiệp, CED hợp tác với VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa đang ngày càng tăng và khuyến khích họ giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động của doanh nghiệp và trong gia đình người lao động. Chúng tôi cũng hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp để thảo luận, trao đổi cùng tìm ra các giải pháp sáng tạo nhằm thay thế, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong ngành bao bì”- bà Tô Kim Liên, Giám đốc CED khẳng định.

Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI, Chi nhánh Đà Nẵng cho rằng, các doanh nghiệp tham gia vào dự án “Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa” không chỉ góp phần cùng xã hội bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp có trách nhiệm với khách hàng, đối tác, cộng đồng. Ngoài ra, việc tham gia dự án cũng gợi mở cơ hội, ý tưởng kinh doanh mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế tuần hoàn.

“Trong bối cảnh này các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề môi trường nhiều hơn, có nhiều hành động thiết thực hơn nhất là khi chúng ta đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Muốn thâm nhập vào các thị trường này, bên cạnh chất lượng sản phẩm thì tiêu chí về môi trường được xem là giấy thông hành, nhất là các thị trường có yêu cầu cao”- ông Quang chia sẻ.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn nhựa

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có tác động rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trọng tâm của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi là gắn trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nghĩa là doanh nghiệp không chỉ chịu trách nhiệm đến giai đoạn bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn chịu trách nhiệm đến giai đoạn xử lý vật liệu được thải bỏ và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa. Do vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức rõ để kịp thời có những điều chỉnh tuân thủ Luật bảo vệ môi trường sửa đổi để kinh doanh một cách bài bản, thân thiện với môi trường. Đây là một bài toán để doanh nghiệp lựa chọn công nghệ và hướng đi cho sản phẩm hàng hóa của mình.

S Lại Văn Mạnh – Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, về nguyên lý của kinh tế tuần hoàn phải thay đổi tư duy tiếp cận trong vòng đời sản xuất của doanh nghiệp cũng như của một nền kinh tế. Thay đổi từ kinh tế theo đường thẳng từ khai thác, chế tạo, tiêu dùng và thải bỏ sang khai thác, chế biến, sử dụng, tái chế, tái sử dụng… , thúc đẩy vòng tuần hoàn chuyển từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Ở cấp độ quốc gia, kinh tế tuần hoàn sẽ thúc đẩy sử dụng, khai thác tài nguyên hiệu quả hơn, đồng thời ở góc độ đầu ra giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường.

Theo ông Lại Văn Mạnh, đến nay cộng đồng doanh nghiệp đã bước đầu tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để triển khai kinh tế tuần hoàn thì còn rất nhiều việc phải làm. Trước mắt, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung ban hành Bộ tiêu chí để thực hiện kinh tế tuần hoàn; đồng thời sẽ xây dựng được Bộ sổ tay hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, trường học, khu đô thị… thực hiện các hoạt động của kinh tế tuần hoàn cũng như hoàn thiện khung chính sách, lộ trình ngành ưu tiên thực hiện....

BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay8,458
  • Tháng hiện tại212,698
  • Tổng lượt truy cập27,236,862
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây