Các phương án xử lý chất thải từ F0

Thực hiện chỉ đạo mới nhất của Bộ TN&MT và Bộ Y tế, các địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp xử lý chất thải từ F0.
* Đà Nẵng: Thu gom, xử lý riêng
Với gần hai nghìn ca Covid-19 ghi nhận mỗi ngày, trong đó phần lớn đều điều trị tại nhà. Nên vấn đề xử lý rác thải của F0 đã được Thành phố Đà Nẵng hướng dẫn cụ thể và tuyên truyền đến từng tổ dân phố.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, các gia đình có F0 điều trị tại nhà phải trang bị thùng rác riêng cho người bệnh. Một số trạm y tế trên địa bàn đã trang bị túi đựng rác màu vàng để cấp phát cho người dân khi phát hiện ca F0 tại địa phương. Việc thu gom, xử lý rác thải của F0 tại các địa phương được thực hiện hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các phường, xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát việc khai báo y tế của các trường hợp F1, F0 tại nhà, nơi lưu trú kịp thời để bảo đảm việc tiếp cận thu gom rác thải. Danh sách những hộ dân có trường hợp F1, F0 phải được UBND phường, xã tổng hợp hằng ngày và chuyển đến ngay đơn vị thu gom rác thải lây nhiễm trên địa bàn để tổ chức thực hiện.
 
17 3 2022 2
* Đồng Nai: Thu gom đầy đủ để khống chế nguồn lây
Từ đầu tháng 3/2022, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã ban hành Công văn số 1721/SYT-NV Đồng Nai về tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc Covid-19 quản lý tại nhà, chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của các F0 điều trị tại nhà.
Theo đó, quần áo thải bỏ, khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của F0, người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 được thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm, cần phải được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định về chất thải y tế lây nhiễm. Công văn này cũng phổ biến cụ thể những quy định trong việc thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế và Bộ TN&MT.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế, các chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của người F0 đang được quản lý tại nhà phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”; bố trí người, tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của các F0 được quản lý tại nhà để đưa đến nơi tập kết, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp được lựa chọn để xử lý theo quy định. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.
Riêng tại TP.Biên Hòa đã xây dựng kế hoạch tổ chức thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt của các F0 quản lý tại nhà. Theo đó, phân công cho các phòng, ban liên quan tổ chức tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các quy định để các F0 và người thân thực hiện phân loại chất thải theo đúng quy định. UBND TP.Biên Hòa giao cho Trung tâm Dịch vụ Công ích Biên Hòa hằng ngày tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải đến các đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm theo đúng quy định...
* Vĩnh Phúc: Ưu tiên đốt rác
Trên cơ sở chỉ đạo từ các bộ, Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản hướng dẫn quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt liên quan đến F0 trên địa bàn nhằm đảm bảo không phát tán, lây nhiễm mầm bệnh Covid-19.
Đáng chú ý, về quy trình xử lý rác thải của F0, Sở TN&MT Vĩnh Phúc yêu cầu các chất thải này phải bỏ vào túi nilon hoặc thùng có lót túi nilon, sau đó xịt cồn 70 độ để khử khuẩn và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy kín, có biểu tượng cảnh báo chất thải ghi dòng chữ "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2".
Tỉnh Vĩnh Phúc khuyến khích việc lưu chứa tạm thời chất thải lây nhiễm tại hộ gia đình F0 nhưng đảm bảo quy định và thu gom một lần khi F0 khỏi bệnh để xử lý. Trong quá trình thu gom, túi đựng rác thải của F0 phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra bên ngoài.
Về xử lý chất thải lây nhiễm, cơ quan này yêu cầu phải phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của mỗi địa phương nhưng ưu tiên xử lý bằng biện pháp đốt, nhất là các lò đốt chất thải y tế đã được đầu tư tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Rác này được phun khử khuẩn bằng cồn 70 độ trước khi cho vào bao gói, buộc chặt, tập kết đúng nơi quy định, khuyến khích để rác thải trong các thùng đựng rác có nắp đậy, tránh côn trùng, chuột xâm nhập.
Toàn bộ rác thải này phải được đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường của địa phương (Công ty Dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị, hợp tác xã hoặc tổ dịch vụ vệ sinh môi trường...) thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định đối với rác thải sinh hoạt thông thường, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Vĩnh Phúc cũng ưu tiên xử lý bằng biện pháp đốt tại các lò đốt rác thải sinh hoạt.
 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay17,088
  • Tháng hiện tại164,971
  • Tổng lượt truy cập26,410,291
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây