Xây dựng mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn bứt phá và hiện đại
Đó là khẳng định của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về ứng dụng công nghệ thông tin giữa Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội mới đây. Đây cũng là yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ quan trọngđặt ra đối với ngành Khí tượng Thủy văntrong hiện tại và những năm tới.
Yêu cầu bức thiết Hiện nay, số lượng các trạm quan trắc, giám sát khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng vẫn còn mỏng; số liệu thời gian thực phục vụ công tác dự báo số, dự báo điểm vẫn chưa đủ dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Cùng với đó, các thiết bị đo trang bị cho mạng lưới trạm quan trắc, giám sát KTTV còn thiếu đồng bộ, thông tin truyền dẫn phục vụ dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng tính tức thời; công nghệ tự động đã và đang được ứng dụng nhưng chưa đảm bảo đầy đủ trên diện rộng, nhiều chủng loại thiết bị đo của các nước khác nhau...
Trong khi đó, những năm qua, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lũ diễn biến ngày càng bất thường. Điển hình như năm 2020, Trung Bộ và Tây Nguyên đã phải hứng chịu chuỗi thiên tai liên tiếp với 6 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới trong vòng 42 ngày, trong đó bão số 9 là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Mưa lớn kéo dài với tổng lượng mưa gấp 3,0-3,5 lần so với trung bình nhiều năm với nhiều điểm vượt lịch sử. Lũ lớn đã xảy ra trên hầu khắp các sông trên toàn quốc, đỉnh lũ phổ biến vượt mức báo động 3 từ 0,5-2,0m, nhiều sông đỉnh lũ đã vượt mức lịch sử; ngập lụt sâu diện rộng, kéo dài nhiều ngày. Sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng ở miền Trung gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân. Thực tế này đòi hỏi mạng lưới quan trắc KTTV quốc gia cần phải có những thay đổi mang tính đột phá cả về số lượng và chất lượng. Do đó, trong Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành KTTV đã xác định rõ phải hướng tới mạng lưới trạm KTTV hiện đại, có khả năng chia sẻ, kết nối linh hoạt và có tính tự động hóa cao với mật độ phân bố trạm hợp lý trên đất liền, biển, đảo, vùng trời, đặc biệt là vùng chịu tác động của các loại hình thiên tai nguy hiểm; bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống cho công tác dự báo, cảnh báo KTTV và điều tra cơ bản nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó biến đổi khí hậu và các yêu cầu phát triển trong các thời kỳ quy hoạch. Quyết tâm hiện đại hóa Xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác dự báo, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc, vừa qua, Tổng cục KTTV đã ký thỏa thuận hợp tác về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái cho rằng, việc ký kết thỏa thuận hợp tác này“là hoạt động hết sức quan trọng của ngành KTTV trong năm 2021”, “là một dấu mốc mới trong quá trình phát triển của hai đơn vị”. “Với nhu cầu hiện tại của ngành KTTV, chúng tôi mong muốn xây dựng một mạng lưới quan trắc KTTV bứt phá và hiện đại; hệ thống thông tin phải ổn định trong thời tiết xấu và cực xấu; ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV”, Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh. Có thể khẳng định, nghànhKTTV trong thời gian qua với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Bộ TN&MT đã từng bước hiện đại, hệ thống mạng lưới quan trắcđược nâng cấp. Tỷ lệ các trạm quan trắc tự độngkhông ngừng được nâng cao,đã hình thành hệ thống thông tin chuyên dùng, hệ thống các cơ sở dữ liệu tập trung, đầu tư các máy tính có hiệu năng cao. Bên cạnh đó, ngành KTTV cũng có các công nghệ dự báo sự thay đổi mang tính đột phá để bản tin dự báo có sự chuyển biến, từng bước đáp ứng được yêu cầu về sự tin cậy, tính kịp thời và hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Từ nền tảng phát triển những năm qua, ngành KTTV đang xây dựng chiến lược phát triển của ngành và một kế hoạch cho nhiệm kỳ 5 năm tới.Mục tiêu tổng quát được Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái khẳng định: Thông tin dự báo KTTV bên cạnh mục tiêu rất quan trọng là phục vụ dự báo phòng chống thiên tai thì còn phải là thông tin đầu vào quan trọng phục vụ việc quy hoạch kế hoạch chiến lược phát triển của tất cả các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ. Đấy là một định hướng quan trọng mà ngành phải hướng tới trong tương lai. Để làm được điều đó, ngành KTTV đặt ra mục tiêu đến năm 2030phải đạt ở mức các nước phát triển khá trong khu vực và đến năm 2040-2045 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Mục tiêu này được cho là phù hợp và khả thi bởi từ 2018 đến nay, Việt Nam đã được công nhận là 1 trong 7 trung tâm hỗ trợ dự báo khu vực và là trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ về cảnh báo sạt lở đất. Nhiệm vụ trước mắt làngành KTTVViệt Nam phải khắc phục đượcnhững tồn tại của mạng lưới quan trắc. Bởi hiện nay, mật độ các trạm quan trắc còn thưa so với các nước trong khu vực; tỷ lệ các trạm hiện chỉ bằng 1/5 đến 1/10so với Nhật Bản, Hàn Quốc. Mặt khác, Việt Nam cần hiện đại hóa công nghệ quan trắc, lắp đặt các trạm quan trắc tự động thay thế các trạm thủ công. Một kết quả quan trọng là hiện nay,ngành KTTV đã xóa được các trạm đo mưa với công nghệ lạc hậu bằng những trạm đo mưa tự động. Kết quả này có được một phần là do những thay đổi trong phương thức hoạt động. Cụ thể, ngành KTTV đã mạnh dạn đề xuất với Chính phủ cho phépđẩy mạnh xã hội hóa và đến nay đã thực hiện được tại nhiều trạm đo mưa tự động. Khi đó, thay vì phải đầu tư trang thiết bị, con người, kinh phí vận hành thì hiện nay các công việc nàyđược chuyển cho khối doanh nghiệp tư nhân. Ngành KTTV chỉ thuê các thiết bị này để lấy các thông tin dự báo. Có thể khẳng định, đến nay mạng lưới quan trắc KTTV đang từng bước được hiện đại hóa với 10 trạm ra đa,một mạng lưới trạm cảnh báo giông sét cùng nhiều thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả cho công tác dự báo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hệ thống quan trắc, không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả dự báo, hoạt động hợp tác quốc tế được Tổng cục KTTV rất chú trọng. Ngành KTTV Việt Namhiện làthành viên tích cực và chủ động của Tổ chức Khí tượng thế giới cũng như hợp tác có hiệu quả với các tổ chức KTTV khu vực và thế giới. Trong hợp tác song phương, ngành KTTV Việt Nam đã có các biên bản hợp tác phối hợp bình đẳng, hiệu quả với ngành KTTV các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan... Qua đó, tiếp thu được nhiều công nghệ phục vụ tốt hơn trongcông tác dự báo. Đồng thời, hợp tác, hỗ trợ nước bạn Lào và Campuchia trong lĩnh vực dự báo. Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò là trung tâm dự báo khu vực. Những hợp tác quốc tế này giúp đưa ra các bản tin dự báo, cảnh báo tốt hơn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các lưu vực sông xuyên biên giới. Mặt khác, kênh thông tin qua các trung tâm dự báo của Nhật Bản, Hồng Công, Hoa Kỳ cũngrất quan trọng, giúp khắc phục những khó khăn khi Việt Nam không có mạng lưới quan trắc rộng lớn trên biển. Qua kênhnày, Việt Nam có thể trực tiếp liên hệ để có thông tin về các cơn bão đi qua các vùng biển khác nhau trên đường đến Việt Nam; từ đó giúp Việt Nam có được các thông tin đầu vào quan trọng để đưa ra các bản tin dự báo bão trước khi vào bờ một cách chính xác và tin cậy. Điển hình như cơn bão số 9 năm 2020, mặc dùkhi vào bờ lên tới cấp 12-13, giật cấp 14-15. Nhưng nhờ dự báo được đưa ra trước từ 7-10 ngày nên lực lượng phòng chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương của Việt Nam đã kịp thời di dời hàng chục nghìn hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, giúp giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và của cải.Hoặc như năm 2020-2021, mặc dù hạn mặn xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua kỷ lục nhiều năm nhưng thiệt hại chỉ bằng 7,5% so với trung bình các năm. Điều này là do chúng ta có những bản tin dự báo hạn mặn chính xác và kịp thời./.