Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu

Năm 2018, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chọn chủ đề của Ngày Khí tượng thế giới năm (23/3) là “Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, Ứng phó thông minh với khí hậu”.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới 23/3 là “Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu”
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới 23/3 là “Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu”

Khởi đầu năm 2018 được dự báo là sự tiếp diễn của thời tiết cực đoan năm 2017 – tiếp tục cướp đi sinh mạng và phá huỷ sinh kế của người dân. Mùa bão năm 2017 được đánh giá mang tính tàn phá nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và huỷ hoại hàng thập kỷ phát triển của các hòn đảo nhỏ ở Caribe như Dominica. Lũ lụt đã làm hàng triệu người ở tiểu vùng châu Á mất nhà cửa, trong khi hạn hán làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và tăng áp lực di cư ở Sừng Châu Phi.

Năm 2017 là một trong ba năm nóng nhất trong lịch sử và là năm nóng nhất mà không có El Nino. Biến đổi khí hậu kéo dài do phát thải khí nhà kính đưa hành tinh của chúng ta tới một tương lai nóng hơn, với thời tiết khắc nghiệt hơn và những cú sốc về nước.

Trong Thông điệp nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Petteri Taalas mong muốn tất cả các thành viên trong Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) luôn “sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu” và quản lý nước thông minh. Đây là điều cần thiết để hỗ trợ chương trình nghị sự quốc tế về phát triển bền vững, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh thời tiết cực đoan gia tăng, ông Petteri Taalas cho rằng, chúng ta cần tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai nguy hiểm và các ứng phó nhịp nhàng hơn.

“Các cơ quan Khí tượng Thuỷ văn quốc gia tăng cường cung cấp các dịch vụ chính xác và kịp thời cho tất cả các sự kiện từ thời điểm hiện tại đến dự báo thời tiết theo mùa và dự báo khí hậu trong tương lai và cho tất cả mọi người – từ cá nhân, cộng đồng đến các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và cho các nhà hoạch định chính sách – trong ngôn ngữ dễ hiểu nhất”, ông nhấn mạnh.

Ông Petteri Taalas cho rằng có 3 vấn đề cần được quan tâm trong việc dự báo, cảnh báo thiên tai ngày nay. Đầu tiên, mỗi quốc gia cần thiết lập một mạng lưới quan sát rông khắp trên mặt đất, trên không, trên biển cũng như từ không gian. Đây là điều bắt buộc để cung cấp dữ liệu để hỗ trợ dự báo và cảnh báo sớm cho các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan.

Thứ hai, khả năng chống chọi của xã hội đối với các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan phải được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong khoa học và công nghệ dự báo.

Và cuối cùng, điều đặc biệt quan trọng là tích cực kêu gọi sự tham gia của người dân và cộng đồng trong việc chủ động phòng chống thiên tai, đẩy mạnh giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức về rủi ro, phổ biển một cách có hiệu quả các thông điệp và cảnh báo và luôn đảm bảo trạng thái chuẩn bị sẵn sàng.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
hc.jpg kt.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong
bao chi

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập420
  • Hôm nay34,142
  • Tháng hiện tại141,812
  • Tổng lượt truy cập26,387,132
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây