Theo thông tư, định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc trực tiếp phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 áp dụng cho các bước công việc: Lưới khống chế và Đo đạc địa hình.
Định mức kinh tế - kỹ thuật được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm, làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệm vụ về đo đạc trực tiếp phục vụ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000 và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khi chưa có định mức tổng hợp. Bên cạnh đó cũng được sử dụng để phục vụ công tác điều hành sản xuất của các đơn vị sản xuất cơ sở và biên soạn định mức tổng hợp phục vụ công tác quản lý sản xuất của các cơ quan quản lý nhà nước.
Cũng theo Thông tư, hệ số điều chỉnh chung do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết là 0,25. Nội dung Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm có: (1) Định mức lao động công nghệ; (2) Định mức dụng cụ; (3) Định mức thiết bị; (4) Định mức vật liệu. Diện tích trung bình một mảnh bản đồ địa hình trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 tương ứng 30 dm²; 30 dm² ; 30 dm² ; 45 dm².
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với 2 mảng: lưới khống chế và đo đạc địa hình. Trong đó, có 2 phương pháp dùng để đo đạc địa hình là: phương pháp toàn đạc điện tử và công nghệ GNSS.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn