Việt Nam - Hà Lan coi hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước là trụ cột

Đây là nội dung được Chủ tịch phân ban hai nước khẳng định mạnh mẽ trong phát biểu bế mạc Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và quản lý nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng đồng chủ trì tại Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng đồng chủ trì tại Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát biểu bế mạc Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ (UBLCP) Việt Nam-Hà Lan, cả hai Chủ tịch phân ban của mỗi nước là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và môi trường Hà Lan Cora Van Nieuwenhuizen đều khẳng định đây là Phiên họp rất thành công.

“Phiên họp tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan tiếp tục hợp tác triển khai một cách thực chất và hiệu quả đối với Thỏa thuận Đối tác chiến lược về ứng phó với BĐKH và quản lý nước, đưa Đối tác chiến lược này thành một trụ cột trong mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hà Lan”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nói.

Nội dung này cũng sẽ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và và Thủ tướng Mark Rutte đề cập trong cuộc hội đàm diễn ra trong chiều nay, 9/4, góp phần nâng quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan lên một tầm cao mới, bền chặt, tin cậy và sâu sắc hơn.

Cùng hành động vì đồng bằng sông Cửu Long

Tại Phiên họp lần này, hai bên đã trao đổi thẳng thắn, cởi mở về những vấn đề liên quan đến BĐKH, tài nguyên nước và môi trường; đồng thời đã rà soát và đánh giá lại những nội dung hợp tác, dự án được triển khai kể từ Phiên họp lần thứ 6. Qua đó mở ra các cơ hội hợp tác tiềm năng mới, như Chương trình tri thức Hà Lan (OKP), Chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (DRIVE) thay thế Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (ORIO) với mục tiêu làm mềm lãi suất cho các khoản vay ưu đãi của Chính phủ Hà Lan cho Chính phủ Việt Nam, hay Dự án thí điểm về “Ngăn chặn rác thải nhựa trên sông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” được thực hiện tại Cần Thơ.

“Đây đều là những dự án, nội dung hợp tác có chiều sâu, thật sự cấp thiết, phù hợp với nhu cầu của Chính phủ Việt Nam dựa trên cơ sở những lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định.

Trong phát biểu bế mạc, bà Cora Van Nieuwenhuizen nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và các đối tác phát triển để tăng cường nỗ lực phát triển bền vững của ĐBSCL.

“Chúng tôi cũng sẵn sàng hợp tác thiết kế với Việt Nam các phương thức quản trị ĐBSCL. Thiết kế quản trị như vậy là một phần của việc thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP và phục vụ cho việc thực hiện Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, vì vậy, vùng này sẽ có một tương lai bền vững”, bà Cora Van Nieuwenhuizen nói.

Trên cơ sở Thỏa thuận Đối tác chiến lược Việt Nam-Hà Lan về thích ứng với BĐKH và quản lý nước và những thống nhất vừa đạt được trong Phiên họp Ủy ban liên Chính phủ, Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo sát sao các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai các chương trình, dự án đã được hai bên thống nhất.

Đồng thời, hai Chủ tịch phân ban cũng thống nhất sẽ tăng cường tiếp xúc, trao đổi để xúc tiến những nội dung hợp tác mới trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của Việt Nam và những thế mạnh của Hà Lan trong các lĩnh vực như quy hoạch và quản lý đồng bằng, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, điều chỉnh sinh kế hướng tới sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển, bảo vệ bờ biển, đánh giá và giải quyết các ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống đô thị…, góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Hà Lan trong lĩnh vực này trở thành hợp tác tiêu biểu giữa các quốc gia trên thế giới về ứng phó BĐKH.

Cần có các giải pháp mang tính tổng thể, liên ngành, liên vùng và liên lĩnh vực

Tại Phiên họp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng đã đề xuất các nội dung hợp tác song phương tiềm năng với Hà Lan.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức rất to lớn do BĐKH và việc khai thác sử dụng thiếu bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.

BĐKH diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, diễn ra nhanh hơn so với dự báo, tác động nặng nề đến người dân và các ngành, lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu. Tình trạng khai thác và sử dụng nước, phát triển thủy điện ở các nước trên thượng nguồn sông Mekong đã và đang có ảnh hưởng lớn đối với khu vực ĐBSCL. Tác động này làm trầm trọng thêm các tác động của BĐKH như gia tăng lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn.

Cạn kiệt nguồn nước ngọt, sụt lún đất là những nguy cơ hiện hữu đối với khu vực này. Một số nghiên cứu, dự án tiến hành bước đầu đã cho thấy thực trạng sụt lún đất ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng ĐBSCL đang diễn ra nhanh, tốc độ lún khác nhau theo khu vực, dao động từ 01 - 04 cm/năm. Theo đánh giá, nhiều khu vực là lún “cạn”, không liên quan đến việc khai thác nước dưới đất, đặc biệt là tại các khu vực trầm tích đất đá trẻ tại vùng ven biển.

Tình trạng sạt lở đất ven sông ven biển diễn ra đáng lo ngại, năm 2018, ĐBSCL có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài 786 km, trong đó có 42 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 149 km (bờ sông có 26 vị trí sạt lở với tổng chiều dài 65 km, bờ biển 16 vị trí sạt lở với tổng chiều dài 84 km). Tình hình sạt lở không những diễn ra vào mùa mưa mà còn xuất hiện cả mùa khô, diễn ra ở các tuyến sông chính cho đến các hệ thống kênh, rạch với mức độ ngày càng nhiều và nguy hiểm.

Về thách thức nội sinh, hiện nay khu vực này còn đang thiếu một cơ chế điều phối liên vùng kết hợp với quy hoạch tổng thể về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, bên cạnh những yếu tố tác động khác như phát triển nông nghiệp, thủy sản thiếu bền vững và nguy cơ mất rừng ngập mặn.

Để tăng cường sức chống chịu cho những khu vực đặc biệt nhạy cảm trước những tác động bất lợi như vùng ĐBSCL trước những thách thức này, Bộ trưởng đề nghị cần có các giải pháp mang tính tổng thể, liên ngành, liên vùng và liên lĩnh vực.

Giải pháp tổng thể, liên ngành, liên vùng và liên lĩnh vực cho ĐBSCL

(i) Cần thiết lập cơ chế điều phối liên ngành, liên vùng thống nhất nhằm tránh những xung đột về lợi ích giữa các địa phương, các tiểu vùng trong khu vực, cũng như nhằm hài hòa giữa các ưu tiên trước mắt và mục tiêu lâu dài;

(ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành về ĐBSCL, Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL. Tăng cường việc trao đổi thông tin dữ liệu quốc tế và quốc gia liên quan đến ĐBSCL thông qua Trung tâm dữ liệu nhằm cung cấp thông tin dữ liệu một cách đồng bộ, hệ thống về quy hoạch, các hoạt động ứng phó với BĐKHvà các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, phục vụ công tác hoạch định chính sách, các quyết định đầu tư và thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án;

(iii) Đẩy mạnh điều tra đánh giá, quan trắc giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng xói lở, lòng bờ, bãi sông và xu hướng biến đổi lòng dẫn các sông liên tỉnh; xác định các khu vực có nguy cơ bị sụt lún, sạt lở đất và xây dựng các giải pháp tổng thể phòng chống sạt lở, sụt lún đất;

(iv) Chủ trương và định hướng chiến lược cho phát triển ĐBSCL của Nghị quyết số 120/NQ-CP đã xác định lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng. Cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế; tăng cường khả năng trữ nước, thông qua các giải pháp phi công trình dựa vào xu thế tự nhiên và trên cơ sở dự báo dài hạn về khí hậu, thủy văn. Do đó, việc lập quy hoạch tài nguyên nước vùng ĐBSCL là một trong những yêu cầu cấp bách;

(v) Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình hợp lý, trong đó trước mắt tập trung ưu tiên các công trình cấp bách, các công trình lớn có tính chất động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng;

(vi) Tăng cường năng lực mạng lưới quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn để chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó hiệu quả với BĐKH, nước biển dâng; bổ sung mạng lưới trạm quan trắc mực nước, lưu lượng nước trong nội đồng, nâng cấp mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước dưới đất, giám sát mặn vùng ĐBSCL.

Từ những nội trao đổi nêu trên, Việt Nam mong muốn Hà Lan tăng cường hợp tác, hỗ trợ trong các hoạt động cụ thể như sau:

Một là, Hà Lan với kinh nghiệm trong việc quản lý Đồng bằng sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thành lập Ủy ban điều phối vùng ĐBSCL để có cơ chế điều phối hiệu quả và huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Hai là, hỗ trợ Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước, trong đó chú trọng việc nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tổng thể trữ nước vùng ĐBSCL để giải quyết vấn đề thừa nước vào mùa lũ, thiếu nước vào mùa khô, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của vùng.

Ba là, Hà Lan giúp Việt Nam có các giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm thực biển và sụt lún đất ở ĐBSCL.

Bốn là, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành ĐBSCL và xây dựng, vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL nhằm chia sẻ, kết nối một cách hiệu quả. Trong đó thiết lập hệ thống giám sát đánh giá trực tuyến để thu thập dữ liệu, công khai kết quả thực hiện kế hoạch hành động BĐKH, chia sẻ những mô hình thành công để tạo sự lan tỏa và nhân rộng.

Năm là, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng các dự án, công trình quy mô lớn ứng phó với BĐKH, nước biển dâng ở ĐBSCL trong tương lai.
 

11 4 19 8
Toàn cảnh Phiên họp

Cảm ơn những phát biểu sâu sắc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Vương quốc Hà Lan Cora Van Nieuwenhuizen cũng đồng ý và chia sẻ với những thách thức nội sinh và ngoại sinh mà đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Bà cũng đồng ý phần lớn với các giải pháp mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra. Tuy nhiên theo bà Bộ trưởng Cora Van Nieuwenhuizen, cần có các giải pháp trong lĩnh vực quản trị, cụ thể là cách quản lý đồng bằng và nước với tư cách Chính phủ. “Tại sao phần lớn nghiên cứu không kết nối được với quy hoạch và tại sao quy hoạch thì không kết nối với hành động phối hợp? Kinh nghiệm của Hà Lan về liên kết giữa chính sách, lập kế hoạch và thực hiện có thể hữu ích và tôi rất vui khi Ngài quan tâm đến kinh nghiệm này của chúng tôi” - Bà Cora Van Nieuwenhuizen chia sẻ.

Bà Cora Van Nieuwenhuizen cũng thông tin thêm: "Như đã biết, các tổ chức nước ở Hà Lan đã tồn tại từ trước khi Hà Lan trở thành một quốc gia. Các chủ sở hữu đất đã liên kết để bảo vệ tài sản của họ chống lại lũ lụt. Và ngày nay, thành công của chúng tôi có thể được lý giải qua phương thức “poldering” - Tập hợp nhiều bên liên quan và đóng góp tài chính. Chúng tôi đã học được rằng để xây dựng được ra các giải pháp lâu dài chung sống với tự nhiên, chúng ta cần sự tập hợp của các bên để thực hiện hóa các mục tiêu về an toàn, an ninh và ổn định. Chúng tôi không thể đảm bảo an toàn nước trong các khu vực đất thấp mà không có sự đàm phán giữa các ngành và hiệp hội xã hội khác nhau. Lĩnh vực quản lý tài nguyên cũng cần sự tham gia tích cực từ những người dân địa phương và hiệp hội của họ trong các cuộc thảo luận về sử dụng tài nguyên. Kinh nghiệm về quản trị hiệu quả với sự tham gia của người dân cũng đã được sử dụng khi đối mặt với BĐKH và khi xây dựng Kế hoạch đồng bằng…Tôi hy vọng rằng những ví dụ này của Hà Lan sẽ truyền cảm hứng cho chính phủ Việt Nam".

Về những đề xuất các hợp tác giữa hai Bộ trong tương lai, bà Cora Van Nieuwenhuizen cho biết:

Về cơ chế điều phối vùng, Bà Cora Van Nieuwenhuizen hoàn toàn đồng ý và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cơ chế điều phối trong toàn bộ Chính phủ. Đó là hai yếu tố: Điều phối trong Nghị quyết 120/NQ-CP và điều phối vùng trong quy hoạch và đầu tư ở ĐBSCL. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm điều phối thực hiện Nghị quyết. “Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được đề nghị được hỗ trợ của Bộ trưởng Trần Hồng Hà trong vấn đề này vì chúng tôi hiểu rằng việc điều phối được định hình thông qua các quá trình trao đổi và tham vấn thông tin. Tuy nhiên, để có thể phối hợp hành động, cơ quan điều phối cũng cần có tiếng nói trong việc lập kế hoạch, ra quyết định và lên chương trình” - Bà Cora Van Nieuwenhuizen nói.

Về quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước và quy hoạch môi trường, hai Bộ đều nhất trí rằng cần phải tăng cường trữ nước ở khu vực thượng nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc xây dựng hệ thống đê ở khu vực thượng nguồn vùng đông bằng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trữ nước, nguồn lợi phù sa mà lũ đem lại và kiểm soát lũ. Trong hội thảo vào tháng 1/2017, các nhà lãnh đạo và chuyên gia đã yêu cầu Hà Lan hỗ trợ về Chiến lược giữ nước. Bước đầu, chúng tôi đã ký hợp đồng với hai chuyên gia để thu thập kiến ​​thức, bằng chứng và tổng hợp các vấn đề còn sót. Họ kết luận rằng cần tăng khả năng giữ nước lũ, từ đó có thể đưa ra giải pháp thay thế cho việc khai thác nước ngầm. Bây giờ chúng ta đã có nền tảng kiến thức cho Chiến lược trữ nước, vậy ai sẽ đưa điều này chuyển sang giai đoạn xây dựng chiến lược?

Do tính dễ bị tổn thương của ĐBSCL vì ô nhiễm và mất đa dạng sinh học, chúng tôi chia sẻ nhu cầu lập quy hoạch bảo vệ môi trường, để đánh giá môi trường, phân tích kinh tế xã hội, phân vùng, giám sát và quản lý chất thải. Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Vương quốc Hà Lan có thể kết nối Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp Hà Lan. Đại sứ quán sẽ quan tâm tìm hiểu cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khả năng tiếp cận nguồn tài trợ cho việc này từ bên thứ ba theo cách được nêu trong Ý định thư về các dự án chuyển đổi quy mô lớn. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Đại sứ quán có thể sớm đưa ra kế hoạch hành động để triển khai những mối quan tâm chung này.

Về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm thực biển, dựa trên hỗ trợ ban đầu của chúng tôi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, cùng với Ngân hàng Thế giới, chúng tôi đã lên kế hoạch cho Đoàn công tác tiếp theo đến ĐBSCL. Như đã đề cập ở trên, một liên doanh Hà Lan đang phát triển một dự án hợp tác công tác PPP ở Hội An để giải quyết một cách toàn diện vấn đề xói mòn bờ biển. Điều này có thể mở đường cho sự hợp tác tương lai và chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của Ngài Bộ trưởng.

Về vấn đề sụt lún đất, chúng tôi hoan nghênh các cơ hội hợp tác trong tương lai. Tôi rất vui vì chúng ta có thể thẳng thắn và cởi mở thảo luận về vấn đề này. Thừa nhận thử thách là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề. Cả hai vùng đất của chúng ta đều đang trong tình trạng sụt lún. Và chúng đang sụt xuống nhanh chóng.

Tại ĐBSCL, sụt lún là một vấn đề lớn. Nếu không có giải pháp nào được thực hiện, thành phố Cần Thơ sẽ ở trên bờ biển trong năm mươi đến bảy mươi năm tới. Khu vực ĐBSCL được bồi đắp trong 7000 năm qua sẽ bị phá hủy trong trong vòng 100 năm do ảnh hưởng kết hợp của sụt lún, nước biển dâng và suy giảm trầm tích. Đối với Việt Nam, điều này đồng nghĩa sẽ có rất nhiều đất nông nghiệp và khu công nghiệp bị mất. Hệ quả sẽ là di cư ồ ạt. “Cách tiếp cận của chúng tôi không phải là quay đầu và đổ lỗi cho bất cứ ai mà là nhìn về phía trước và hành động. Không hành động không còn là lựa chọn” – Bà Cora Van Nieuwenhuizen nói.

Bà cũng bày tỏ sự quan tâm hợp tác giữa hai Bộ về tiến hành khảo sát và đánh giá sụt lún đất. Chúng tôi hy vọng Bộ Tài chính hiện sẽ sẵn sàng hỗ trợ cho một chương trình quốc gia về sụt lún đất mà đã trình bày năm ngoái. Chúng tôi hy vọng sẽ đóng một vai trò trong việc thiết lập một Trung tâm dữ liệu ĐBSCL mà có thể hoạt động, thực hiện một cuộc khảo sát như vậy. Những sáng kiến từ phía Ngài giúp bổ sung cho một dự án mà chúng tôi đang bắt đầu với Viện Khoa học Tài nguyên nước và Công ty Royal Haskizing DHV.

Liên quan với lĩnh vực hợp tác về việc xây dựng một cơ sở dữ liệu và Trung tâm tích hợp dữ liệu đồng bằng sông Cửu Long, bà Cora Van Nieuwenhuizen nhấn mạnh vai trò của kiến thức trong quản lý đồng bằng. Hà Lan đã có rất nhiều hoạt động về phát triển và tăng cường năng lực với các trường đại học. Về mặt này, chúng tôi rất quan tâm đến việc tham gia vào một sáng kiến hay, đó là thành lập Trung tâm tích hợp dữ liệu ĐBSCL. Trung tâm Deltares có rất nhiều chuyên môn để tư vấn hoặc hợp tác trong sáng kiến này.

Và cuối cùng liên quan đến đề xuất hợp tác về các dự án chuyển đổi quy mô lớn, bà Cora Van Nieuwenhuizen cho biết rất quan tâm để tăng cường hợp tác của hai Bộ về lĩnh vực này. Theo bà, yếu tố chính là cần tìm được nguồn tài chính. Tôi thấy có ba lựa chọn: các khoản vay từ các tổ chức đa phương như được nêu trong Ý định Thư mà chúng ta đã ký, Quỹ phát triển đồng bằng sông Cửu Long, các dự án hợp tác công tư và tài chính khí hậu.

Tại Phiên họp cũng diễn ra lễ ký Biên bản Phiên họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 7. Ngay sau đó Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và môi trường Hà Lan đã chứng kiến Lễ ký kết Ý định thư hợp tác giữa Viện Khoa học Tài nguyên nước và Đại sứ quán Hà Lan; Thỏa thuận thực hiện giữa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi cùng với Trường Đại học Delft và Twente.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập71
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay19,768
  • Tháng hiện tại767,794
  • Tổng lượt truy cập17,483,659
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây