Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất là nền tảng quan trọng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Ngày 20/01/2021, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế đã gặp gỡ, trao đổi về triển khai cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT phát biểu tại Hội thảo
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT phát biểu tại Hội thảo
Để thảo luận và thực thi các quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đồng phối hợp với Liên minh châu Âu và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp – Expertise France tổ chức Hội thảo tham vấn “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với chất thải bao bì” tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/01/2021. Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước có liên quan đến triển khai cơ chế EPR tại Việt Nam. Kinh nghiệm thực thi hệ thống EPR ở Châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới, cũng như các công cụ thực hành và hướng dẫn triển khai cơ chế EPR đã được chia sẻ tại Hội thảo.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra nguyên tắc cơ bản của cơ chế EPR với việc yêu cầu các nhà sản xuất phải có trách nhiệm tái chế bao bì đã qua sử dụng với tỷ lệ bắt buộc dựa vào khối lượng hoặc đơn vị bao bì đóng gói sản phẩm mà nhà sản xuất đưa ra thị trường và phải tuân thủ quy cách tái chế bắt buộc. Nhà sản xuất có thể tự mình tổ chức thực hiện tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế chất thải. Dự kiến 06 nhóm ngành hàng: (1) pin và ắc quy, (2) điện và điện tử; (3) săm lốp, (4) dầu nhờn, (5) ô tô và xe máy, (6) bao bì là đối tượng của cơ chế EPR theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
ERP là một cách tiếp cận chính sách môi trường, trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất đối với một sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn trở thành rác thải. ERP yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải. ERP sẽ góp phần giảm chi phí quản lý các sản phẩm tới cuối vòng đời bằng cách giảm việc thải bỏ và tăng tái chế. ERP được kỳ vọng mang lại các cơ hội kinh tế và cơ hội để chia sẻ gánh nặng tài chính trong công tác quản lý rác thải rắn tại Việt Nam, bao gồm chất thải bao bì nhựa không được thu gom, tái chế đang rò rỉ thành rác thải biển.
26 1 2021 14
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT khẳng định: “Các nhà sản xuất, như một phần của vấn đề và cũng là một một phần của giải pháp, sẽ có trách nhiệm tái chế sản phẩm sau sử dụng và chất thải bao bì của sản phẩm đóng gói mà họ bán ra thị trường”. Ông Phan Tuấn Hùng cũng cho biết thêm: “Cơ chế EPR giúp tăng cường dòng tài chính và hợp tác đa bên vốn là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc tăng tỉ lệ tái chế chất thải, bao gồm tái chế chất thải nhựa. Cơ chế EPR là nền tảng quan trọng cho nền kinh tế tuần hoàn mà chúng ta đang hướng đến. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan, đặc biệt là các nhà sản xuất và nhà tái chế, để xây dựng các quy định EPR thực tế, hiệu quả và khả thi trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường nhằm quản lý hiệu quả chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nhựa ở Việt Nam”.
Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ và nhấn mạnh: “Huy động doanh nghiệp tham gia vào kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế sử dụng và quản lý tài nguyên hiệu quả và bền vững hơn thông qua nguyên tắc “Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế”, là nền tảng trong chính sách của Liên minh châu Âu, theo tinh thần Sáng kiến Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal). Đồng thời, đây cũng là một nỗ lực toàn cầu. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Bộ TN&MT và các bên có liên quan để cùng hướng đến việc quản lý chất thải nhựa hiệu quả hơn tại Việt Nam, nhằm làm giảm rác thải nhựa trên biển”.
Kết luận Hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng cho biết sẽ tổ chức các hội thảo trong thời gian để tiếp tục tham vấn các bên có liên quan về cơ chế EPR cùng với quá trình xây dựng, tham vấn dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường. “Chúng tôi mong muốn xây dựng được một cơ chế EPR hiệu quả, khả thi và để đạt được điều này thì việc tham vấn rộng rãi và tạo sự đồng thuận của các bên có liên quan là rất quan trọng” đại diện Bộ TN&MT khẳng định. 
Theo kế hoạch, dự kiến Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường sẽ được Bộ TN&MT trình Chính phủ xem xét, ban hành vào tháng 10/2021 để đồng thời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 cùng với hiệu lực thi hành của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay19,768
  • Tháng hiện tại770,234
  • Tổng lượt truy cập17,486,099
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây