Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác dự báo bão số 5 và siêu bão Mangkhut

Chiều ngày 13/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Tổng cục Khí tượng Thủy văn với các đài khu vực và một số đài địa phương về công tác dự báo bão số 5 và siêu bão Mangkhut nhằm tăng cường công tác quan trắc phục vụ phòng chống bão trong những ngày tới.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến

Thông tin về tình hình bão số 5, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn cho biết, chiều nay (13/9), khi đi vào đất liền phía Bắc Lôi Châu, Trung Quốc, bão số 5 đã suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khoảng 150 km về phía Đông với sức gió mạnh cấp 6 (40 km/giờ), giật cấp 7. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong chiều tối nay ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao từ 1,5-2,0m. Trong đêm nay và ngày mai (14/9) ở phía Đông Bắc Bộ có mưa, mưa vừa; riêng khu vực Đông Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, mưa to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 30-70 mm/đợt.

Về siêu bão Mangkhut mạnh cấp 17 (200 – 220 km/h) đang tiến gần Biển Đông, kết hợp với nhận định từ các đài khí tượng quốc tế, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, bão sẽ suy yếu dần khi đi vào gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhưng vẫn có cường độ rất mạnh và khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong khoảng ngày 17 - 18/9. Hoàn lưu bão gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 17 - 19/9. Ông Hoàng Đức Cường cho biết, dự kiến đến trưa chiều ngày 15/9, bão sẽ bắt đầu tiến vào biển Đông. Các đài từ Trung Trung Bộ trở ra, các đài tỉnh liên quan cần theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và liên tục thông tin.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết, các địa phương cần hết sức chú ý vấn đề nước biển dâng do bão. Ngoài biển Đông bão cấp 16 – 17, khi tiến vào vịnh Bắc Bộ sẽ giảm xuống cấp 14 - 15 và thời điểm tiến sát vào vùng biển nước ta vẫn còn ở cấp 11 - 12. Thủy triều có thể dâng cao từ 4 – 6m. Bão rất mạnh và phạm vi ảnh hưởng của bão rất rộng, từ Bắc vịnh Bắc Bộ có thể xuống đến Quảng Trị. Vì vậy, các đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ cần lưu ý diễn biến thời tiết, hải văn trên biển, các huyện đảo, xã đảo và có cảnh báo sớm. Đặc biệt là liên hệ chặt chẽ với ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương để tham mưu công tác chỉ đạo, chú trọng bảo vệ các tuyến đê biển và nếu bão ở cấp 11 - 12, đồng thời nên có phương án di dân sớm.

Một nguy cơ nữa là hoàn lưu bão gây mưa lớn. Theo đại diện các Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, mùa mưa năm nay bắt đầu sớm và có lượng mưa lớn hơn trung bình. Nhiều địa phương ở bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vừa trải qua các đợt mưa lớn và rất dễ xảy ra tình trạng trượt lở, lũ quét. Đây là vấn đề cần tăng cường cảnh báo, dự báo cho để các địa phương sớm chuẩn bị công tác phòng chống.

Cuộc họp trực tuyến với các Đài KTTV hhu vực và một số địa phương
Cuộc họp trực tuyến với các Đài KTTV hhu vực và một số địa phương

Kết luận chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành nhận định, bão Mangkhut là thách thức rất lớn với toàn ngành Khí tượng thủy văn, bởi vậy, tất cả các cán bộ dự báo cần tập trung theo dõi sát sao diễn biến cơn bão để có được kết quả cảnh báo tốt nhất.

Thứ trưởng đề nghị, Tổng cục Khí tượng thủy văn bên cạnh việc sử dụng các phương tiện thông tin thông thường trong công tác thông tin tuyên truyền về cơn bão cần chuẩn bị các phương tiên thông tin chuyên dụng phòng khi gặp sự cố có thể xảy ra, đồng thời nghiên cứu thêm hệ thống điện thoại vệ tinh để áp dụng.

Cùng với việc đưa thông tin cảnh báo, dự báo, Tổng cục Khí tượng thủy văn cần trao đổi với địa phương để rà soát thông tin về các yếu tố rủi ro trên địa bàn, đặc biệt là các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ chứa bãi thải, những công trình trọng điểm đang dở dang… để nắm được mức độ rủi ro và cũng là cơ sở đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo. Thứ trưởng cũng lưu ý từ cơn bão này trở đi, phải hết sức lưu ý vấn đề hồ đập và trao đổi thường xuyên với địa phương.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia chỉ đạo các Trung tâm dự báo, các đài khu vực hoàn thiện bản đồ định lượng mưa, đưa ra các phân tích chi tiết hơn phục vụ dự báo thủy văn, cải thiện chất lượng ảnh rada vệ tinh.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập268
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay41,892
  • Tháng hiện tại1,108,930
  • Tổng lượt truy cập18,686,587
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây