Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN&MT

Sáng 9/6, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Tổng cục, các Cục:  Quản lý tài nguyên nước, Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, Viễn thám quốc gia; Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ.
Báo cáo tại cuộc họp, bà Bùi Thị Minh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế cho biết: Triển khai thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Vụ Pháp chế đã chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục trình Bộ thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập gồm đại diện của các Bộ, ngành liên quan; rà soát các quy định, tổ chức họp trao đổi về các nội dung; hoàn thiện dự thảo Nghị định, Tờ trình và các thành phần hồ sơ trình ban hành Nghị định; đang gửi xin ý kiến thành viên Ban soạn thảo -Tổ biên tập về dự thảo Nghị định.
Về sự cần thiết ban hành Nghị định
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ đã được quy định tại các Nghị định: số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017); số 18/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Hệ thống các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực này đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong quá trình xây dựng các Nghị định, Bộ đã luôn chú trọng việc xây dựng nội dung xử phạt phải bảo đảm phù hợp với khung, mức phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi hành vi vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ngày 13/11/2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 có nhiều nội dung cơ bản, quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung, trong đó một số nội dung sửa đổi liên quan trực tiếp đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, như: (1) sửa đổi về biện pháp khắc phục hậu quả; (2) tăng mức phạt tiền của một số chức danh có thẩm quyền xử phạt (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển…); (3) tăng giá trị được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của một số chức danh có thẩm quyền xử phạt (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thanh tra, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển …); (4) sửa đổi, bổ sung tên gọi một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; (5) sửa đổi, bổ sung về thủ tục xử phạt (Điều 58 về lập biên bản vi phạm hành chính).
Mặt khác, trong quá trình thi hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, Nghị định số 173/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 84/2017/NĐ-CP), Nghị định số 18/2020/NĐ-CP cho thấy: (1) một số văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có quy định về nội dung quản lý nhưng chưa có quy định về xử phạt để thực hiện; (2) một số hành vi tại các Nghị định xử phạt qua rà soát còn thiếu so với quy định pháp luật cần bổ sung để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả; (3) quy định về một số hành vi chưa phù hợp với thực tiễn, cần có sự điều chỉnh.
Do vậy, để bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 và đáp ứng yêu cầu quản lý, thực tiễn trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính thì việc trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ là cần thiết.
Mục đích việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời khắc phục tồn tại, bất cập của các Nghị định xử phạt qua quá trình triển khai thực hiện; tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ. Đồng thời nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Về bố cục và nội dung dự thảo Nghị định
Nội dung dự thảo dự kiến được sửa đổi, bổ sung theo 3 nhóm vấn đề chính: (1) Sửa đổi, bổ sung để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; (2) Sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nội dung các quy phạm đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quá trình triển khai thi hành; (3) Sửa đổi để bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật theo ý kiến của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa.
Cụ thể gồm 7 Điều với các nội dung như sau:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Điều này sửa đổi, bổ sung 8/44 Điều (Điều 7, Điều 13, Điều 21, Điều 22,  Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40).
Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Điều này sửa đổi, bổ sung 25/73 Điều (Điều 4, Điều 22, Điều 25, Điều 26,  Điều 29, Điều 31, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 44, Điều 46, Điều 49, Điều 51, Điều 53, Điều 54, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69).
Điều 3: Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ). Điều này sửa đổi, bổ sung 9/23 Điều Nghị định số 173/2013/NĐ-CP (Điều 3, Điều 17, Điều 18, Điều 19, 19a, 19b, 19c, 19d, 19đ ).
Điều 4: Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 18/2020/NĐ-CP ngày 11/02/2020 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Điều này sửa đổi, bổ sung 12/23 Điều Nghị định số 173/2013/NĐ-CP (Điều 3, Điều 5, Điều 6, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22).
Điều 5: Hiệu lực thi hành
Điều 6: Điều khoản chuyển tiếp
Điều 7: Trách nhiệm thi hành
Tại cuộc họp các đơn vị đã trao đổi, góp ý, đề xuất nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định, trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến sửa đổi Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật tại Nghị định số 36/2020/NĐ-CP;...
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị Vụ Pháp chế tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị để sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng; đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ một số bất cập trong xử lý vi phạm hành chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của ngành tài nguyên và môi trường.
"Song song với việc hoàn thiện dự thảo Nghị định, Vụ Pháp chế phối hợp cũng các đơn vị liên quan để tháo gỡ một số bất cập, vướng mắc; bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ" - Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh.

 
 BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay55,353
  • Tháng hiện tại1,035,773
  • Tổng lượt truy cập18,613,430
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây