Quốc hội sẽ thông qua Luật Đất đai sửa đổi; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vào tháng 10/2023

Chiều 13/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: VGP/LS
Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: VGP/LS
Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cụ thể, về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội quyết nghị đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022); điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023); bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Quốc hội cũng quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) các dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.
Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã thông qua
Nghị quyết giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV (Đề án). Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh, cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có thể đề xuất thực hiện thí điểm; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện.

 
BBT (Nguồn: Chinhphu.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay79,858
  • Tháng hiện tại1,445,506
  • Tổng lượt truy cập19,023,163
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây