Hội nghị Tổng kết bước đầu “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên; môi trường biển đến năm 2010; tầm nhìn đến 2020”

Sáng ngày 26/3, được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết bước đầu “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020” (Đề án 47).
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Trần Quý Kiên tham dự và chỉ đạo Hội nghị
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Trần Quý Kiên tham dự và chỉ đạo Hội nghị

Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo; đồng chí Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo;… cùng đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý.

Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (Đề án 47) là một đề án lớn, mang tính tổng thể, toàn diện về điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển với sự tham gia triển khai của nhiều Bộ, ngành. Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển đã đạt nhiều kết quả tích cực, bước đầu đã triển khai ở các vùng biển sâu, biển xa và vùng biển quốc tế liền kề.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đặt ra mục tiêu “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển”.

Nghị quyết số 36-NQ/TW đặt các mục tiêu cụ thể như: các chỉ tiêu tổng hợp về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới. Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP…; chỉ số phát triển con người các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình cả nước, thu nhập bình quân đầu người ven biển gấp từ 1,2 lần trở lên so với thu nhập bình quân cả nước...; tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và thuộc nhóm nước dẫn đầu trong ASEAN, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến, hiện đại trên thế giới…

Đồng thời, đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đồ 1:500.000 và điều tra tỷ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương… ; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, một trong 07 giải pháp Nghị quyết đặt ra để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là phải ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực biển; hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học biển, khai thác đáy biển sâu. Đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái… Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; mở rộng nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu ở các vùng biển quốc tế.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Hội nghị hôm nay có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển để rút ra các bài học kinh nghiệm và cùng nhau xác định các nhiệm vụ, đề án, mục tiêu trong giai đoạn mới, phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.”

Để Hội nghị đạt hiệu quả cao, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận những nội dung:

Một là, làm rõ những kết quả đạt được qua hơn 10 năm thực hiện Đề án 47, chỉ ra các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.

Hai là, phân tích, đánh giá, dự báo yêu cầu đặt ra đối với công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển, đặc biệt là bám sát Nghị quyết số 36/NQ-TW, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để Ban chỉ đạo đưa ra các đề xuất, kiến nghị nội dung Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.

Ba là, đề xuất các phương thức, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác điều tra cơ bản dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; giải pháp quản lý, khai thác dữ liệu điều tra cơ bản phục vụ đa mục tiêu theo một đầu mối thống nhất trừ các dữ liệu về quốc phòng, an ninh.

Báo cáo tại Hội nghị về kết quả của Đề án 47, ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo cho biết, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước cũng như trước những thách thức lớn trong lựa chọn chính sách và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, Chính phủ vẫn cân đối ngân sách bố trí nguồn vốn đầu tư tập trung cho Đề án 47. Đến nay, đã hoàn thành 22/45 dự án và nghiệm thu cấp nhà nước; 17/45 dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện; 03/45 dự án đã phê duyệt nhưng chưa được bố trí kinh phí; 03/45 dự án dừng chưa triển khai.

Đến hết năm 2018, đã thành lập hải đồ tỷ lệ 1:200.000 với khoảng 53% diện tích các vùng biển Việt Nam; hoàn thành điều tra địa hình đáy biển khoảng 24,5% diện tích vùng biển Việt Nam ở các tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:50.000; cơ bản làm chủ công nghệ tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên biển. Nhiều kết quả của các dự án đã được chuyển giao vào thực tiễn và đang góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các vùng biển và ven biển. Sự đầu tư của nhà nước bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng về chính sách quản lý tài nguyên và môi trường biển; về điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên - môi trường biển; về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; về tăng cường năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển và về bảo vệ chủ quyền và hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển.

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ ÁN 47

1.Về hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về biển: Kết quả của Đề án 47 đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần để các cơ quan nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, cụ thể: Luật thủy sản (sửa đổi), Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và một số văn bản hướng dẫn Luật; Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030; một số chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành như thủy sản, quy hoạch khu bảo tồn biển, hệ thống các quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá ở các lĩnh vực điều tra tài nguyên, môi trường biển.

2.Về tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực về biển: Đã bước đầu trang bị được hệ thống thiết bị điều tra, khảo sát biển hiện đại, bao gồm: Thiết bị khảo sát địa chất, địa vật lý, thiết bị đo thủy âm và trắc địa biển, thiết bị lấy mẫu, bảo quản, gia công, phân tích mẫu và các phần mềm xử lý, minh giải tài liệu địa chấn đa kênh. Hệ thống trang thiết bị này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật điều tra vùng biển gần bờ và bước đầu tiến hành điều tra ở vùng biển sâu, biển xa. Xây dựng cơ sở lý luận, chiến lược phát triển về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu, điều tra, quản lý tài nguyên, môi trường biển; tổ chức các lớp tập huấn với sự tham gia của chuyên gia nước ngoài để nâng cao trình độ, chuyển giao công nghệ sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp vào công tác điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, đặc biệt là điều tra tài nguyên mới ở vùng biển sâu, vùng biển xa.

3.Về điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên, môi trường biển: Đến hết năm 2018, đã thành lập hải đồ tỷ lệ 1:200.000 với khoảng 53% diện tích các vùng biển Việt Nam; hoàn thành điều tra địa hình đáy biển khoảng 24,5% diện tích vùng biển Việt Nam ở các tỷ lệ từ 1:500.000 đến 1:50.000; cơ bản làm chủ công nghệ tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên biển…

4.Về bảo vệ môi trường biển: Đã có được bộ số liệu và bộ bản đồ về hiện trạng môi trường nước, môi trường trầm tích và khoanh định được các khu vực dễ bị tổn thương môi trường tại 16 khu vực trọng điểm và vùng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận ở độ sâu từ 30 - 60m và vùng biển Việt Nam từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định ở độ sâu từ 0 - 60m, vùng biển xung quanh 9 đảo/cụm đảo tỷ lệ từ 1/50.000 - 1/100.000; Xây dựng 3 Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đến nay các Trung tâm hoạt động khá hiệu quả thông qua việc phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện về phương pháp đánh giá ô nhiễm tràn dầu trên biển, xác định các khu vực nhạy cảm tràn dầu và ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đặc biệt, kết quả của Đề án 47 đã góp phần xác định nguyên nhân và đánh giá những thiệt hại về môi trường, đa dạng sinh học do chất thải của Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh làm ô nhiễm môi trường biển và gây cho cá chết hàng loạt tại 04 tỉnh ven biển miền Trung trong thời gian vừa qua.

5.Về bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng: Đã xác lập các luận cứ khoa học, pháp lý về địa chất, địa mạo, môi trường, từ trường và hệ thống bản đồ phòng thủ phục vụ xây dựng công trình quốc phòng trên biển (DKI) và các hoạt động tàu, thuyền quân sự, những thông tin về hoạt động phi pháp của nước ngoài thông qua ảnh, bản đồ viễn thám. Những kết quả nêu trên đã góp phần rất lớn đối với bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển.

Theo Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi, trong thời gian tới Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sẽ tập trung xây dựng và triển khai theo các mục tiêu như: (i) Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên biển và hải đảo với 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ 1:500.000 và điều tra ở tỷ lệ lớn một số khu vực trọng điểm; (ii) Đánh giá được hiện trạng, rủi ro môi trường và hệ sinh thái biển và hải đảo; thành lập được bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm và sức chịu tải của hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ tối thiểu 1:500.000 khu vực biển ven bờ đến độ sâu 100m nước; xác định được những khu vực biển thuận lợi cho nhận chìm biển đối với các vật liệu khác nhau; (iii) Tăng cường công tác quản lý nhà nước và năng lực điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; (iv) Thiết lập được bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển và hải đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.
 

28 3 2019 5
Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu đã trình bày kết quả đạt được của một số dự án thuộc Đề án 47; đồng thời, góp ý xây dựng Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong giai đoạn mới.

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay13,045
  • Tháng hiện tại756,728
  • Tổng lượt truy cập17,472,593
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây