Định hướng các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác báo chí, truyền thông về tài nguyên và môi trường

Chiều ngày 16/7, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về việc chuẩn bị các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 trong công tác báo chí, truyền thông. Thứ trưởng định hướng các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ cần xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, truyền thông của Ngành để kết nối, chia sẻ rộng rãi trong cả nước.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đặt vấn đề: “Năm 2020, công tác truyền thông của Bộ phải đổi mới về cả cách thức và nội dung tuyên truyền. Các đơn vị cần đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nhất, bám sát các lĩnh vực quản lý của Bộ, góp phần giải quyết những vấn đề nóng bỏng về tài nguyên và môi trường đang đặt ra tại các địa phương. Điểm nhấn trong công tác truyền thông của Ngành chính là những chính sách, hoạt động của Ngành được truyền đi hiệu quả và có sức lan tỏa lớn trong xã hội”. Thứ trưởng đề nghị các đơn vị tiếp cận và đề xuất nhiệm vụ trọng tâm, cách thức phối hợp hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin, truyền thông của Bộ.

Tại cuộc họp, các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ gồm Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử trực thuộc Văn phòng Bộ đã báo cáo kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2019 và kế hoạch trong 6 tháng cuối năm; cũng như nêu lên một số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã phối hợp hiệu quả để thông tin, truyền thông theo các hình thức đa dạng, phong phú về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Các nội dung tập trung chủ yếu vào phổ biến pháp luật tài nguyên và môi trường, nhất là các văn bản mới được ban hành; các vấn đề nóng được xã hội quan tâm; các sự kiện lớn của Ngành như Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về thống nhất quản lý Nhà nước về chất thải rắn, phong trào chống rác thải nhựa; các sự kiện hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới...

Bên cạnh những điểm chung trong nội dung truyền thông, căn cứ theo nhiệm vụ, chức năng riêng của từng đơn vị, năm 2020, mỗi cơ quan truyền thông sẽ có những định hướng, nhiệm vụ truyền thông cụ thể.

Ông Hoàng Mạnh Hà – Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường cho biết, năm tới, Báo sẽ sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn theo hướng giảm các đầu mối theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; tăng cường chất lượng các ấn phẩm, tổ chức nhiều hoạt động hướng đến Kỷ niệm 15 năm xuất bản số báo đầu tiên (3/2/2005 - 3/2/2020). Báo cũng đề xuất một số nhiệm vụ mở mới, đó là xây dựng và tích hợp Bản tin truyền hình tài nguyên và môi trường; khởi động lại Đề án Chuyên trang Môi trường trên Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường; đầu tư hệ thống lưu trữ tổng thể cơ sở dữ liệu của cơ quan Báo gồm hình ảnh, phim tư liệu... phục vụ cho Ngành. Bởi thực tế, “hiện nay, các dữ liệu truyền thông về tài nguyên và môi trường được lưu trữ còn rời rạc, chưa có hệ thống”, ông Hoàng Mạnh Hà cho biết.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, năm 2020, đơn vị tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông; các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Ngành; đổi mới việc tuyên truyền theo chuyên đề, sự kiện nổi bật của ngành như các hoạt động hưởng ứng Ngày nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới,…đạt hiệu quả cao.

Về phía Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Vũ Văn Long – Phó Chánh Văn phòng Bộ cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Cổng thông tin điện tử được thiết kế với giao diện mới nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, truyền thông các hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ, lãnh đạo Bộ; đặc biệt Cổng thông tin được triển khai kết nối thông tin với các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương; xây dựng được hệ thống thông tin, đẩy mạnh đối thoại với người dân và doanh nghiệp...

“Cũng với tinh thần đổi mới, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức các chuyên đề, chuyên mục mang tính khoa học, chuyên sâu. Chúng tôi sẽ huy động thêm các nhà khoa học ngoài ngành để Tạp chí có tiếng nói đa chiều, đa ngành”, ông Chu Thái Thành - Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường nói.

Về đẩy mạnh sự phối hợp, truyền thông có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, ông Trịnh Xuân Quảng – Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền; Bà Trần Thị Thêm – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính đã hướng dẫn, trao đổi, định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm; đề xuất các giải pháp tháo gỡ, nâng cao hiệu quả triển khai nhiệm vụ này của Bộ trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ, đã góp phần tuyên truyền chính sách pháp luật, nâng cao nhận thức của xã hội về tài nguyên và môi trường trong thời gian qua.

Định hướng về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020, Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu và thông tin trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. “Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của dữ liệu. Ngành tài nguyên và môi trường là ngành điều tra cơ bản nên sản phẩm quan trọng nhất là cơ sở dữ liệu. Cũng giống như vậy, các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ cũng phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, truyền thông của Ngành để kết nối, chia sẻ rộng rãi trong cả nước.” – Thứ trưởng Lê Công Thành nói.

Thứ trưởng giao Báo Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ, các đơn vị chuyên môn, các địa phương để xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thông của ngành tài nguyên và môi trường. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị, phải xây dựng mạng lưới chuyên gia, mạng lưới truyền thông về tài nguyên và môi trường tại địa phương...
 

17 7 2019 2
Thứ trưởng Lê Công Thành chủ trì cuộc họp với các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ ngày 16/7/2019

Nhấn mạnh năm 2020 là năm sẽ diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Thứ trưởng cho rằng các cơ quan báo chí truyền thông của ngành tài nguyên và môi trường cần phải bám sát, tuyên truyền đậm nét về các sự kiện trọng đại này của đất nước. Cùng với đó, năm 2020, Việt Nam sẽ là Chủ tịch ASEAN. Nhân dịp này, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN sẽ được tổ chức. Đây là những nội dung mà truyền thông cần tích cực đi đầu để tuyên truyền, tạo sự lan tỏa.

Thứ trưởng cũng đặt vấn đề, định hướng các đơn vị truyền thông của Bộ cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các nội dung truyền thông tài nguyên và môi trường thiết thực, cụ thể, hiệu quả; các nội dung tuyên truyền gắn với các chính sách lớn của Ngành; các vấn đề nóng, được xã hội quan tâm như phong trào chống rác thải nhựa; quản lý thống nhất về chất thải rắn trên phạm vi cả nước; phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; liên kết, chia sẻ thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn...

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay83,901
  • Tháng hiện tại1,469,735
  • Tổng lượt truy cập19,047,392
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây