Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tại Hội thảo “Đa dạng sinh học gắn với phát triển Du lịch bền vững”

Chiều ngày 26/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có bài phát biểu tại Hội thảo “Đa dạng sinh học gắn với phát triển Du lịch bền vững” - sự kiện bên lề do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF 6. Hội nghị là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về tăng cường năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên bền vững theo hướng tối đa hóa hiệu quả các nguồn lực hiện có; đồng thời thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn gắn với du lịch bền vững ở Việt Nam.
bo truong
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo “Đa dạng sinh học gắn với phát triển Du lịch bền vững”


Kính thưa Ông Axel van Trotsenburg - Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới – WB,

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Trước hết, thay mặt lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu đại diện cho các quốc gia, Bộ, ngành, địa phương, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các cơ quan và tổ chức của Việt Nam, các doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế và Việt Nam và các cơ quan báo chí đã đến tham dự Hội thảo bên lề với chủ đề "Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững" ngày hôm nay.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Đa dạng sinh học của Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống tự nhiên và con người không chỉ ở phạm vi của quốc gia mà còn ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Điều này được thể hiện qua chức năng và tầm quan trọng của các hệ sinh thái.

Các hệ sinh thái với các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, sự phong phú và đa dạng của rừng, rạn san hô, thảm cỏ biển, các vùng đất ngập nước, các loài ... đang mang lại các dịch vụ về văn hóa, điều tiết, cung cấp và hỗ trợ. Các giá trị dịch vụ hệ sinh thái này là nền tảng cho du lịch bền vững.

Ngược lại, các hoạt động du lịch bền vững góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, giúp bảo vệ môi trường sống của con người, đảm bảo sự hài hòa về môi trường sống cho các loài động, thực vật. Đồng thời, du lịch bền vững giúp phát triển kinh tế, cung cấp những lợi ích kinh tế - xã hội, dịch vụ cho cộng đồng địa phương, cung cấp công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát triển du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách khoa học, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường.

Kính thưa quý vị đại biểu,

Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hành động để đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cụ thể: Việt Nam là thành viên của nhiều công ước và cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học như Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR ), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITIES), … Hệ thống chính sách, pháp luật trong nước về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cũng ngày càng hoàn thiện. Việt Nam đã ban hành và triển khai các luật rất quan trọng để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Du lịch, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Nhiều khu bảo tồn của Việt Nam có tầm quan trọng toàn cầu và khu vực được công nhận, bao gồm: 08 Khu Ramsar, 09 khu Dự trữ sinh quyển thế giới, 02 Khu Di sản thiên nhiên thế giới, 01 Khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 05 Khu Vườn di sản Asean. Hiện nay tại Việt Nam, có hơn 180 khu bảo tồn thiên nhiên và 63 vùng chim quan trọng (IBA). Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch sinh thái. Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, các vườn quốc gia và khu bảo tồn tại Việt Nam thu hút trên 30% lượng khách du lịch hàng năm.

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái trong thời gian qua, đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn đang trên đà bị suy thoái. Rừng, các hệ sinh thái sông, hồ, đầm phá, ... tiếp tục bị đe dọa. Các hành vi khai thác, săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, nguy cấp vẫn đang diễn ra hàng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch ở một số khu vực đã tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm vượt quá sức chịu tải của môi trường (thay đổi mục đích sử dụng đất, gây suy giảm diện tích rừng, chia cắt sinh cảnh, phá hủy các rạn san hô, …), gây ảnh hưởng đến các loài động, thực vật, làm mất môi trường sống, kiếm ăn cũng như làm suy giảm các giá trị đa dạng sinh học. Do vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học đang tiếp tục phải đối đầu với nhiều thách thức. Để có thể thành công trong công cuộc bảo tồn, ngoài sự nỗ lực của cơ quan chính phủ, cần có sự tham gia tích cực của toàn thể cộng đồng trong xã hội và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Kính thưa quý vị đại biểu,

Hội thảo “Đa dạng sinh học gắn với phát triển Du lịch bền vững” là cơ hội cho các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin nhằm nâng cao nhận thức về đóng góp quan trọng của đa dạng sinh học đối với ngành du lịch và phát triển bền vững; Huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đưa du lịch trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực trong việc bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái; Thúc đẩy thay đổi về chính sách, hành vi kinh doanh và tiêu dùng trong du lịch bền vững, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Tại Hội thảo ngày hôm nay, tôi mong nhận được các ý kiến góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của toàn thể quý vị về:

- Việc xây dựng các chính sách, quy hoạch để quản lý và phát triển du lịch sinh thái bền vững;

- Kinh nghiệm và mô hình hiệu quả của các quốc gia, các tổ chức trong việc phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Các giải pháp lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế - xã hội; huy động sự tham gia cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch bền vững dựa vào thiên nhiên tại Việt Nam.

Cuối cùng, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi trân trọng cảm ơn Ngân hàng thế giới WB đã phối hợp và đồng chủ trì Hội thảo này; trân trọng cảm ơn sự tham gia đông đủ của toàn thể quý vị đại biểu.

Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn!

BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập306
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay68,963
  • Tháng hiện tại1,049,383
  • Tổng lượt truy cập18,627,040
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây