Bảo vệ môi trường theo tinh thần nghị quyết đại hội XIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp. Trên cơ sở tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 2011 - 2020, đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025), xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đây là “hành trang” bài học kinh nghiệm rất quý báu cho những bước phát triển đất nước những năm tiếp theo, trong đó có công tác BVMT.
11 2 2022 1
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tại điểm cầu Bộ TN&MT, ngày 30/6/2021

 Có thể khẳng định rằng, mấy chục năm qua, nhất là từ khi Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo sự nghiệp đối mới đất nước đề nay, Đảng ta đã có cả một hệ thống các quan điểm của về BVMT rất xuyên suốt, nhất quán đồng thời thường xuyên tổng kết, bố sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với thực tế phát triển đất nước cũng như xu thế thời đại. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra phương hướng: “Tuân thủ nghiêm ngặt việc BVMT, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và mai sau”1. Qua các giai đoạn phát triển, các nhiệm kỳ đại hội, bằng các nghị quyết, chỉ thị, Đảng ta đã có những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, sát sao, phù hợp: “BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “BVMT là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển KT-XH, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế”; “BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển KT-XH của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển KT-XH mà coi nhẹ BVMT. Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững”; “BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta”; “BVMT phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống”; “BVMT là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân"; “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”;... Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm đã dề ra, những kết quả, thành tích, bài học kinh nghiệm trong công tác BVMT, ứng phó BĐKH sau 35 năm đối mới đất nước cũng như trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược BVMT, ứng phó BĐKH cho từng giai đoạn phát triển cũng như tầm nhìn, định hướng phát triển đến năm 2045. Chẳng hạn, trong định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030, Đảng ta đề ra các nhiệm vụ “Chủ động thích ứng có hiệu quả với BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh (...); “lấy BVMT sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”2. Nghị quyết cũng nhấn mạnh và đề ra một loạt các nhiệm vụ cấp thiết như: “xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát (...) môi trường và BĐKH; dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường, dịch bệnh; “khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các  nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị”; “tập trung xử lý chất thải, thúc đẩy tái xử dụng, tái chế”; “nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai”; “đẩy lùi tình trạng ô nhiễm, xâm hại môi trường và suy giảm đa dạng sinh học”;… Đồng thời với việc tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược do Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng đề ra, trong điều kiện và yêu cầu mới, trong 5 năm tới, Đảng ta đề ra nhiệm vụ “tập trung vào 3 đột phá cụ thể, trong đó có “thích ứng với BĐKH”.

      Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 trong đó chỉ tiêu về môi trường: (1) Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; (2) Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%; (3) Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính; (4) 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường; (5) Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia3. 

      Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra các chỉ tiêu chủ yến giai đoạn 2021-2025, trong đó có các chỉ tiêu về môi trường:

          “- Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95-100% và nông thôn là 93-95%.

          - Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%.

          - Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

          - Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.

          - Tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt ở mức 42%.

     Trong quá trình thực hiện, quyết tâm phấn đấu đạt các mục tiêu và chỉ tiêu ở mức cao nhất, đồng thời chủ động chuẩn bị các phương án để kịp thời thích ứng với những biến động của tình hình”4.  

     Có một điều đặc biệt trong lĩnh vực BVMT là, để đạt được những nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, ngoài sự cố gắng của ngành TN&MT, với tư cách là cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, còn lại hoàn toàn phụ thuộc một cách rất khách quan vào chủ thể khác như các ngành, các cấp, địa phương, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sự chung tay, tích cực của toàn dân... Hơn nữa, từ xưa đến nay, việc thực hiện Nghị quyết của Đảng là khâu khó khăn nhất, có nhiều yếu kém, bất cập nhất. Do vậy, rất cần có những giải pháp, kế hoạch và quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống chính trị nước ta và của toàn dân. Từ lâu, Bác Hồ đã chỉ ra, để bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết thì có 2 yếu tố: một là cán bộ, công nhân, người dân và “hai là kế hoạch 10 phần thì biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phần”5. Do vậy, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, người viết bài này xin đề ra một số giải pháp và kiến nghị:

     “Lấy dân làm gốc”, phát huy quyền làm chủ của người dân để BVMT

     Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Trong mọi công việc của Đảng, Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”6. Đảng ta thống nhất cao trong việc “đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước” trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp: “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng7. Quán triệt sâu sắc quan điểm về dân của Đảng, quyết tâm dựa vào dân, cụ thể hóa vai trò làm chủ của người dân, thực hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, kết hợp hài hòa, chặt chẽ chủ trương “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” trong BVMT là nhân tố quyết định thắng lợi các chủ trương, nhiệm vụ, chỉ tiêu về môi trường.
 

11 2 2022 2
Khu chế xuất Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Lê Quân)

  Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu, trong công tác BVMT

      “Đảng ta là đảng cầm quyền”, “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ”. Do vậy mọi thành tích, kết quả tích cực hay yếu kém, khuyến điểm trong công tác BVMT đều liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu cấp ủy. Tuy nhiên, trong những năm qua, ở nhiều nơi để xảy ra tình trạng môi trường bị hủy hoại, xuống cấp nghiêm trọng, dường như cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp ủy “đứng ngoài cuộc”. Chính vì vậy trong Nghị quyết Đại hội XIII, Đảng ta nhấn rất mạnh đến vai trò, sự nêu gương, trách nhiệm người đứng đầu.  Khái niệm “người đứng đầu” trong Văn kiện thường gắn với những phạm trù công tác xây dựng Đảng như: “công tác cán bộ”; “cán bộ cấp chiến lược”; “trách nhiệm”; “gương mẫu”; “mẫu mực”; “ phẩm chất, uy tín, năng lực”; “đấu tranh”, “quyết liệt”; “tăng cường” trong đó khái niệm “trách nhiệm”, “gương mẫu” của “người đứng đầu”  được nhắc đến nhiều lần. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (tập 1 và tập 2) có tới 52 lần nhắc đến cụm từ “người đứng đầu”. Có đoạn, chỉ có khoảng 100 chữ nhưng có tới 4 lần nhắc đến cụm từ “người đứng đầu”. Cụm từ này xuất hiện với tần xuất dày đặc chứng tỏ tầm quan trọng, vai trò có tính quyết định của người đứng đầu trong quá trình lãnh đạo, quản lý, thực hiện các nhiệm vụ mà quy chế, quy định, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong đó không thể không có nhiệm trong công tác BVMT.

     Kiên trì, thường xuyên, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên ngành, cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong công tác BVMT

     Trong lý thuyết và cả trong thực tiễn cho thấy, ở đâu, lúc nào, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát (cả định kỳ, báo trước và đột xuất) thì ở đó, hầu như mọi công việc đều được thực hiện tốt, ít có tiêu cực, yếu kém, mất đoàn kết nội bộ xảy ra, người dân tin tưởng vào các cấp lãnh đạo, vào cấp ủy đảng, các tổ chức chính quyền...Môi trường là vấn đề rất dễ thấy, dễ biết, dễ nhận diện, khó có thể giấu giếm được. Do vậy, một trong những công tác then chốt của công tác BVMT là kiên trì, thường xuyên, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên ngành, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, nhất là của cấp ủy đảng, người đứng đầu. Bởi vì “Lãnh đạo thì phải kiểm tra, không kiểm tra coi như không lãnh đạo”8.

     Hạn chế và xử lý dứt điểm những hiện tượng xung đột môi trường

     Tình trạng ô nhiễm môi trường với rất nhiều những biểu hiện khác nhau, “thanh thiên bạch nhật” có, ngấm ngầm cũng không it ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, từ các làng nghề, các tổ chức, hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... ngày càng phổ biến, thậm chí rất nghiêm trọng ở các đô thị, các khu dân cư, các con sông, bờ biển, ruộng đồng...Tình trạng này là nguồn cơn của các xung đột môi trường, xung đột xã hội, mâu thuẫn nội bộ ngày càng phổ biến và gay gắt. Nếu không ngăn chặn, hòa giải, xử lý dứt điểm các hiện tượng xung đột môi trường ngay từ cơ sở sẽ diễn ra các “điểm nóng” và lan tỏa nhiều nơi. Do vậy, các cấp ủy, các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cần phát hiện kịp thời, phản ánh, xử lý dứt điểm ngay từ cơ sở, ngăn chặn nguy cơ từ vấn đề môi trường phát triển thành vấn đề ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

 Nhà báo Vũ Lân

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 6/2021)​
(http://vea.gov.vn/detail?$id=1489)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay18,181
  • Tháng hiện tại761,864
  • Tổng lượt truy cập17,477,729
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây