Sửa đổi Nghị định số 201/2013/NĐ-CP hướng tới đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với Cục Quản lý tài nguyên nước và các đơn vị liên quan để nghe báo cáo về tình hình xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
31 3 2022 6
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp​​​​​
Tham dự cuộc họp trực tuyến tại các điểm cầu có các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Viện Khoa học tài nguyên nước, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, thực hiện Quyết định số 2602/QĐ-BTNMT ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Cục Quản lý tài nguyên nước được giao chủ trì, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước (sau đây gọi là Nghị định 201). Triển khai nhiệm vụ này, Cục đã tham mưu trình Bộ ban hành Quyết định số 190/QĐ-BTNMT ngày 26/01/2022 thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định với đại diện của các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.    
Đồng thời, Cục cũng tham mưu Bộ, phối hợp với các địa phương tiến hành đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 201 để xác định những nội dung còn bất cập, vướng mắc thực hiện trong thực tế; những vấn đề phát sinh trong quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật liên quan để xác định nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở đó Cục đã xây dựng dự thảo Nghị định theo đúng quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, tháng 01/2022, Cục đã tham mưu trình lãnh đạo Bộ ký, ban hành Công văn về việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 201 gửi 06 bộ (Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông vận tải; Tài chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và 63 địa phương để tổng kết việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
Trên cơ sở tổng hợp các báo cáo của các Bộ, địa phương và rà soát, đánh giá việc thực thi Nghị định 201 cho thấy, cần phải đơn giản hóa một số thủ tục hành chính trong Nghị định; cũng như quy định, hướng dẫn cụ thể việc cấp phép khai thác nước mặt tại công trình hồ chứa, đập dâng, các công trình khai thác, sử dụng nước khác từ các hồ chứa, kênh dẫn,… của hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng từ lâu nên bị xuống cấp; không được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa; hồ sơ, tài liệu bị thất lạc; quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ trả lại giấy phép và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan; quy định cụ thể đối với trường hợp xem xét cấp giấy phép tài nguyên nước lần đầu, nếu đang vi phạm hành chính có được xem xét cấp phép hay không; bổ sung quy định cụ thể các trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển, nước dưới đất phải đăng ký;... Bên cạnh đó, một số nội dung của Nghị định số 201 hiện cũng không còn phù hợp với sự điều chỉnh của Luật Quy hoạch, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủy lợi, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường…  
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cũng cho biết, để giải quyết những vướng mắc, tồn tại nêu trên, trong thời gian qua, Cục đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định 201 sửa đổi, trong đó: Dự kiến sửa đổi, bổ sung 27/49 điều; bổ sung 08 điều mới về nội dung;giữ nguyên 20 điều. Đồng thời, quy định cụ thể về việc đăng ký khai thác nước dưới đất; mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước…
Theo đó, các nội dung chính sửa đổi, bổ sung Nghị định 201 sẽ tập trung sửa một số nội dung theo Luật Thủy lợi, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (bỏ giấy phép xả nước thải và một số nội dung liên quan); Quy định chi tiết cụ thể, đối tượng thuộc trường hợp không phải đăng ký, không phải cấp phép và phải đăng ký, phải cấp phép; Sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan; các đối tượng liên quan trong việc lấy ý kiến; Sửa đổi quy định về Giấy phép tài nguyên nước (Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển). Sửa đổi,bổ sung căn cứ cấp phép; sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất; bổ sung quy định nâng cao mức bảo đảm nước cấp cho sinh hoạt; Bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức lưu vực sông; Quy định cụ thể thời điểm phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phù hợp với thực tế;…. Các quy định nội dung không còn phù hợp do sự điều chỉnh của Luật Quy hoạch, Luật Bảo vệ môi trường,

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị tham dự đã góp ý, bổ sung một số nội dung liên quan đến các yêu cầu về rút ngắn thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước; quy định cụ thể các trường hợp thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình cho phù hợp với thẩm quyền cấp phép của Bộ và địa phương; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện thực hiện theo chủ trương của Chính phủ;… nhằm tiếp tục hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước được Cục Quản lý tài nguyên nước xây dựng tương đối đầy đủ và công phu. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định, Thứ trưởng đề nghị, Cục Quản lý tài nguyên nước chú trọng nội dung sửa đổi đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian về cấp phép tài nguyên nước.
Quản lý Nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn, phải minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước” – Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.
Thứ trưởng Lê Công Thành cũng yêu cầu Cục Quản lý tài nguyên nước tiếp thu ý kiến của các đơn vị liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định sớm trình Bộ để trình Chính phủ phê duyệt đưa Nghị định đi vào cuộc sống, góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

 
BBT (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay56,011
  • Tháng hiện tại1,123,049
  • Tổng lượt truy cập18,700,706
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây