Sửa đổi Luật Tài nguyên nước - giải quyết những phát sinh từ thực tiễn: Đổi mới tư duy an ninh nguồn nước

(TN&;MT) - Trước nhu cầu lớn về khai thác, sử dụng nguồn nước hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung.
An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, đến chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, Bộ TN&MT đề xuất bổ sung 1 Chương về bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Còn thiếu các quy định
Mặc dù, vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và toàn cầu, tuy nhiên, trong nội dung của Luật hiện hành chưa có giải thích từ ngữ, các nguyên tắc, quy định nào đề cập đến bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia. Việt Nam đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức lớn đối với an ninh nguồn nước. Trong các năm 2013, 2016, 2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thực hiện đánh giá an ninh nguồn nước cho các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và an ninh nguồn nước của Việt Nam trong các lần đánh giá chỉ đạt mức bảo đảm 2/5, ở mức thấp.

Mục tiêu đảm bảo an ninh nguồn nước - lĩnh vực an ninh phi truyền thống đã được đưa vào trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch toàn khóa XIII cũng như trong các Văn kiện Đại hội của các địa phương. Tháng 8/2021, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia. Theo đó, đã đề xuất các giải pháp về tăng cường hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách, cơ chế tài chính ngành nước và thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình để nâng cao khả năng bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tài nguyên nước mặt, nước ngầm khá phong phú nhưng nguồn nước mặt bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh; tình trạng sử dụng nước kém hiệu quả, còn lãng phí; các mô hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phát triển kinh tế chưa bền vững… Tuy nhiên, các vấn đề kiểm soát chất lượng nguồn nước, chế tài xử lý tổng thể các vấn đề trong việc cấp nước sinh hoạt nguồn nước… mới chỉ được điều chỉnh bằng các Nghị định và Thông tư.
 
Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã chỉ ra 9 thách thức đối với an ninh nguồn nước: Thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước; nguồn nước phụ thuộc lớn vào nước ngoài; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; bảo vệ rừng, nguồn sinh thủy lưu vực sông; hiệu quả sử dụng nước thấp; vấn đề nguồn lực và cũng khẳng định việc bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề hệ trọng có tính chiến lược trong phát triển của các quốc gia và ở Việt Nam và phải có giải pháp tổng thể và nguồn lực đủ mạnh cho vấn đề này.

Trám “lỗ hổng” pháp lý
Một trong những nhóm nội dung được đưa vào Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này chính là vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước. Lần sửa đổi này, Bộ TN&MT đề xuất bổ sung 1 Chương về bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Cụ thể, các chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia sẽ được nghiên cứu gồm các cơ chế, chính sách liên quan điều hòa phân bổ tài nguyên nước trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng; điều chỉnh nhu cầu sử dụng nước theo hiệu quả sử dụng nước; quy định các cơ chế tài chính liên quan đến việc huy động tham gia điều tiết, cấp nước cho các mục đích sử dụng của các hồ chứa trên các lưu vực.
14 9 2022 10
An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, đến chủ quyền quốc gia
Việc đưa quy định an ninh tài nguyên nước quốc gia vào Luật sẽ giúp Nhà nước quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước; Nhà nước chủ động nguồn nước trong mọi tình huống, thúc đẩy việc sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao mức bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia; tạo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quản lý, điều hành các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài nguyên nước, đồng bộ giữa các ngành, các địa phương trong quản lý tài nguyên nước.
Quy định này sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn đối với sản phẩm nước cấp, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, giúp giảm giá thành nguyên liệu đầu vào, góp phần tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm. Người dân cũng được hưởng lợi, được bảo đảm về an ninh nguồn nước cho sinh hoạt, cuộc sống và mùa màng sẽ được giảm thiểu thiệt hại.
Hiện, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia và trình Chính phủ tháng 8/2021. Để đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án đã xác định mục tiêu cốt lõi là “chủ động, nâng cao khả năng tiếp cận số lượng, chất lượng nước để duy trì sinh kế, đời sống con người, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, phòng chống thảm họa thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo quốc phòng và an ninh với chi phí hợp lý thông qua việc thực hiện đổi mới thể chế, chính sách có tính chất then chốt.
14 9 2022 11
Mục tiêu cốt lõi là nâng cao khả năng tiếp cận số lượng, chất lượng nước
Với suy nghĩ “nước là của trời cho, là vô tận”, không ít người vẫn lầm tưởng Việt Nam giàu tài nguyên nước.
Thực tế, chúng ta chỉ dồi dào về nước khi xét riêng tổng lượng nước hàng năm bao gồm trên 60% nguồn nước mặt - tương ứng trên 500 tỷ m3 - bắt nguồn từ nước ngoài và trên 300 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Theo tiêu chí đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Nếu tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là quốc gia thiếu nước và sẽ gặp rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần.
Nguy hiểm hơn là “thói quen” cứ cần nước có ngay, tất cả là có sẵn trong sông, trong hồ,… tất cả đều được Nhà nước “lo toan” đủ cho mọi người, mọi nhà, cho sản xuất... được hình thành trong thời “bao cấp” đã làm mất dần thói quen tiết kiệm, tích nước phòng hạn… Chúng ta chứng kiến nhiều giếng khoan khai thác nước dưới đất với đầu tư lớn nhưng phải ngừng hoạt động do nước bị ô nhiễm, các trạm cấp nước xây xong hoạt động một thời gian rồi cạn khô, đắp chiếu hoặc nước bị sử dụng lãng phí hoặc chỉ dùng để... tưới cây trong khi không đủ nước sạch cho đời sống hằng ngày.
Chưa kể dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa chóng mặt đòi hỏi nguồn nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng “phình” cả về chất và lượng, dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Ước tính, nhu cầu dùng nước ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… sẽ lên đến khoảng 130 - 150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170 tỷ m3). Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng.
Rõ ràng, chúng ta đang thiếu một thứ đó là “văn hóa nước”. Quản lý tài nguyên nước phải cân nhắc tới tất cả các khía cạnh, trong đó, có văn hóa nước, bởi vì nước và văn hóa là hai yếu tố gắn bó với con người. Nước tạo ra văn hóa đặc thù. Văn hóa lại ảnh hưởng tới nước thông qua vai trò của nó trong việc giáo dục ứng xử của con người đối với nguồn nước. Quả thật, giá trị văn hóa và các giá trị xã hội quyết định tới việc con người xác định giá trị, nhận thức và quản lý như thế nào đối với tài nguyên nước.
Sẽ thực sự khó khăn hơn nếu chúng ta không có những cơ chế, chính sách để chia sẻ nguồn nước một cách hợp lý và thay đổi cơ bản trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
 
BBT (Nguồn: Báo TN&MT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
kt.jpg hc.jpg 2.jpg 3.jpg
 
thong diep phong covid 2023

Bien Dong

tham van DTM

HOC TAP LAM THEO

THONG TIN TUYEN TRUYEN

tthc tnmt

phan anh kien nghi

THIEN TAI

LICH TIEP CONG DAN

BANG GIA DAT

CONG THONG TIN

TCVN ISO 9001 2015
 
TIEP CAN THONG TIN
 
thu thap du lieu 2023
 
congpd
Liên kết site

 

Online
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay86,618
  • Tháng hiện tại1,096,870
  • Tổng lượt truy cập18,674,527
Văn bản pháp luật mới cập nhật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây